Các thành viên Opec và Nga dự kiến sẽ duy trì tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng để cân bằng thị trường dầu mỏ, bất chấp áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu giá dầu được giữ ở mức thấp, các nhà phân tích cho biết.
Vào cuối năm 2018, Opec (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ), Nga và một số nhà sản xuất dầu ngoài Opec khác đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu thô 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ mức sản xuất tháng 10 trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng 1 .
Chuyên gia phân tích hàng hóa tại Phillip Futures có trụ sở ở Singapore, Benjamin Lu cho biết, “Saudi Saudi, Kuwait và UAE có thể sẽ tuân thủ các đề xuất cắt giảm xóa sạcc toàn bộ công suất dư thừa từ 2H [nửa cuối năm] 2018 và duy trì mức giá sàn trong năm 2019.”
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid Al Falih cũng phát tín hiệu rằng ông ủng hộ việc gia hạn cắt giảm sản lượng dầu trong nửa cuối năm 2019 bất chấp áp lực từ Trump về giá dầu thấp hơn.
Trong một tweet trong tuần trước, Trump đã yêu cầu các nước Opec “hãy thư giãn và thoải mái hơn đi” vì giá dầu đang tăng quá cao và thế giới không thể chấp nhận giá tăng.
“Giá dầu mặc dù đang cho thấy những tín hiệu ngày càng tăng của một đợt điều chỉnh giảm, sẽ vẫn được hỗ trợ trong bối cảnh các yếu tố cơ bản thị trường chặt chẽ hơn cho Q1/2019,” ông Lu nói thêm.
Brent chuẩn dầu toàn cầu được giao dịch ở mức 65,07 USD/thùng, giảm 1,87% khi thị trường đóng cửa vào thứ Sáu. Dầu thô chuẩn Mỹ West Texas Intermediate ở mức 56 đô la một thùng.
Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở tại Washington, giá dầu Brent sẽ trung bình 65 USD/thùng trong năm 2019 và 60 USD trong năm 2020.
“Chúng tôi dự đoán giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 65 USD/thùng trong năm 2019 và 60 USD vào năm 2020 dựa trên sự tuân thủ mạnh mẽ của Saudi Arabia, UAE và Kuwait và sự tuân thủ yếu hơn của Iraq và Nga. Tuy nhiên, phạm vi của sự biến động giá dầu trong ngắn hạn vẫn còn lớn” ông Garbis Iradian, nhà kinh tế trưởng, khu vực Mena tại IIF cho biết.
Trong ngắn hạn, rủi ro tăng đối với giá dầu bao gồm cắt giảm lớn hơn giả định trong xuất khẩu dầu thô của Iran và Venezuela trong bối cảnh cấm vận của Mỹ và hạn chế cơ sở hạ tầng, bao gồm các hạn chế về đường ống và các thách thức hậu cần khác, có thể làm chậm sự tăng trưởng dự kiến trong sản xuất dầu của Mỹ trong năm 2019.
Về mặt giá giảm, chúng ta thấy khả năng nguồn cung tăng mạnh trong nửa cuối năm 2019 và 2020, do sản lượng của Mỹ tăng nhanh và khả năng cắt giảm sản lượng hiện tại của Opec và các đồng minh không được gia hạn,” ông Garbis Iradian nói.
Cuộc cách mạng đá phiến đã biến Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới và đang định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu. Trước khi giá giảm mạnh vào năm 2014, các nhà sản xuất Mỹ cần 1.600 giàn khoan để sản xuất khoảng 9 triệu thùng mỗi ngày, trong khi họ có thể sản xuất mức cao hơn hiện nay chỉ với hơn một nửa số giàn.
“Các dự toán khác nhau đặt giá hòa vốn sản xuất trong khoảng 45-55 đô la/thùng trên toàn ngành công nghiệp đá phiến, với các khu vực sản xuất nằm ở xung quanh mức trung bình của phạm vi đó,” theo ông Iradian.
Nguồn: xangdau.net (theo Gulf News)