Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC sẽ được lợi từ lệnh cấm vận của EU đối với dầu của Nga

Mặc dù thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt đối với Nga sau cuộc xâm lược bất hợp pháp của tổng thống Vladmir Putin và sáp nhập một phần Ukraine, nhưng hầu hết chúng đều tương đối không phát huy tác dụng. Để khiến nước Nga bị tổn hại, thế giới phải ngừng mua năng lượng từ gã khổng lồ dầu khí này. Nhưng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Điện Kremlin trong khi châu Âu phụ thuộc vào dầu khí của Nga để duy trì hoạt động sẽ là một chiến thắng phải trả với cái giá đắt nhất. Cuối cùng, châu Âu cũng đang ở vị thế bắt đầu nghiêm túc với các biện pháp trừng phạt năng lượng, nhưng việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng bổ sung để thay thế dầu khí nhập khẩu của Nga sẽ không phải là điều dễ dàng.

Thật vậy, khi châu Âu đang tiến gần hơn đến việc giảm bớt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga và tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng của Nga từng chút một, Điện Kremlin đã bị ảnh hưởng nặng nề, và thị trường châu Âu vẫn đang quay cuồng. Vào đầu tháng 9, khi các nước G7 đồng ý áp đặt giới hạn giá đối với dầu của Nga, Nga đã đáp trả bằng cách đóng cửa hoàn toàn dòng chảy khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 trong vòng vài giờ, với lý do bảo trì đúng lúc đáng ngờ.

Tuy việc bất ngờ mất nguồn cung năng lượng quan trọng này làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng vốn đã nghiêm trọng ở châu Âu, nhưng nó cũng tạo yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các nguồn năng lượng mới và các đối tác thương mại. Trên thực tế, trong khi cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu vẫn còn nghiêm trọng, nó đã không quá tàn khốc như nhiều chuyên gia dự đoán. Nhu cầu năng lượng đã giảm do giá cả tăng vọt và năng lượng thay thế đã tăng lên trong dịp này. Là một phần trong nỗ lực thay thế nguồn năng lượng nhập khẩu của Nga, 18 trong số 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã lập kỷ lục mới về sản xuất điện mặt trời trong năm nay. Trước những diễn biến này, châu Âu đã sẵn sàng đương đầu với Nga. Trong vòng chưa đầy một tháng nữa, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu sẽ không còn được phép mua dầu bằng đường biển từ Nga một cách hợp pháp khi khối này tiếp tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Điện Kremlin.

Tuy nhiên, trong khi việc tăng cường năng lượng mặt trời là tin tức đầy hy vọng đối với châu Âu và khí hậu, thì công suất sản xuất tăng thêm này sẽ chỉ đáp ứng được một phần năng lượng cần thiết để lấp đầy khoảng trống lớn mà Nga để lại trên các thị trường năng lượng phương Tây. Mặc dù hậu quả sẽ là suy thoái kinh tế đối với cả Liên minh châu Âu và Nga, nhưng sẽ có một bên chiến thắng lớn: Trung Đông. Hiện các nhà máy lọc dầu trên khắp thế giới đang gấp rút đạt được các thỏa thuận và đảm bảo nguồn cung dầu thô từ Trung Đông cho năm tới.

Tuy nhiên, một số nhà máy lọc dầu đang tranh nhau các hợp đồng có thời hạn có thể bị từ chối yêu cầu của họ, vì OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng lớn, khiến phương Tây mất tinh thần. Bắt đầu từ tháng này, OPEC+ sẽ cắt giảm hạn ngạch sản xuất lên tới hai triệu thùng mỗi ngày. Trong khi Hoa Kỳ đã công khai lên án động thái này, nói rằng tổ chức này đang chống lưng cho Nga, các quốc gia OPEC có lợi ích kinh tế hợp pháp trong việc nâng giá dầu. Lo ngại rằng cuộc suy thoái toàn cầu sắp tới và việc tiếp tục đóng cửa ở Trung Quốc sẽ làm giảm nhu cầu dầu, các quốc gia thành viên OPEC đang cố gắng bảo vệ mình khỏi những tổn thất tiềm ẩn trong năm tới.

Do đó, các nước nhập khẩu dầu đang nhìn vào một bức tranh phức tạp: một mặt, nhu cầu dầu toàn cầu có thể giảm đáng kể trong năm tới; mặt khác, nếu châu Âu bắt đầu giành mua dầu thô Trung Đông, điều đó có thể dẫn đến “cạnh tranh gay gắt hơn đối với các lô hàng giao ngay từ Mỹ, Biển Bắc và thậm chí là Vịnh Ba Tư”. Đó là theo hãng tin World Oil, khi đưa tin rằng sự quan tâm đột ngột của châu Âu đối với dầu không phải của Nga có thể dẫn đến khó khăn cho các nhà nhập khẩu châu Á. Theo đó, “các lô hàng từ Biển Bắc và Kazakhstan cũng ngày càng được người mua châu Âu săn đón, khiến ít lựa chọn hơn cho những nhà máy lọc dầu châu Á vốn đã tránh xa các thùng dầu của Nga”.

Tất cả những điều này để nói rằng triển vọng thị trường dầu mỏ vào năm 2023 là rất phức tạp. Quả thật, nền kinh tế hiện tại đang tung ra tất cả các loại thông điệp trái chiều và các chỉ số khó hiểu khiến ngay cả các chuyên gia cấp cao nhất cũng phải bối rối không biết gió đang thổi theo hướng nào. Với tất cả sự không chắc chắn này, đó là một môi trường khó khăn cho các quyết định lớn về năng lượng.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM