Hôm qua OPEC đã quyết định giới hạn sản lượng dầu của Nigeria và kêu gọi một số thành viên tăng cường tuân thủ cắt giảm sản lượng để giúp xóa bỏ tồn kho dư thừa toàn cầu và hỗ trợ việc tăng giá.
OPEC cùng với một số nhà sản xuất không thuộc OPEC dẫn đầu bởi Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu 1,8 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 1 năm 2017 cho đến cuối tháng 3 năm 2018.
OPEC tuyên bố Libya và Nigeria đã được miễn trừ khỏi nghĩa vụ hạn chế sản xuất để giúp ngành công nghiệp dầu của họ phục hồi sau nhiều năm bất ổn.
Thỏa thuận hạn chế sản lượng này đã đẩy giá dầu thô lên 58 USD một thùng vào tháng 1 nhưng sau đó giá đã giảm vào phạm vi 45 USD đến 50 USD do nỗ lực thu hẹp hàng tồn kho toàn cầu đã kéo dài hơn dự kiến.
Tăng sản lượng từ các nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ đã bùtrừ lại tác động của việc cắt giảm sản lượng, cũng như sản lượng tăng vọt từ Libya và Nigeria.
Một ủy ban cấp bộ trưởng của OPEC và các nước không thuộc OPEC giám sát hiệp định dầu toàn cầu cho biết đã nhất trí rằng Nigeria sẽ tham gia thỏa thuận này bằng cách hạn chế hoạc thậm chí cắt giảm sản lượng từ 1,8 triệu thùng/ngày, sau khi ổn định ở mức 1,7 triệu thùng/ngày gần đây.
Ủy ban giám sát này, được gọi là JMMC và đã gặp nhau tại thành phố St Petersburg của Nga, đã không đưa ra khung thời gian cho thời điểm điều này xảy ra, nói rằng ủy ban sẽ theo dõi các mô hình sản xuất của Nigieria trong vài tuần tới.
Ủy ban này đã không giới hạn sản lượng Libya vì sản lượng của nước này khó có thể vượt quá 1 triệu thùng/ngày trong tương lai gần so với khả năng 1,4 triệu-1,6 triệu thùng/ngày trước khi bất ổn năm 2011 đã àm cho đất nước này rơi vào hỗn loạn.
Giá dầu Brent tăng khoảng 1% vào khoảng 48,50 USD, nhờ thông tin về mức trần của Nigeria và ý kiến của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih nói rằng xuất khẩu của nước này sẽ giảm xuống còn 6,6 triệu thùng/ngày trong tháng 8 do nhu cầu ở trong nước gia tăng, tương đương mức giảm 1 triệu thùng/ngày.
Ông nói rằng các kho dự trữ toàn cầu đã giảm 90 triệu thùng, nhưng vẫn còn cao hơn khoảng 250 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm của các quốc gia công nghiệp hóa, đó là mức OPEC và các nước không thuộc OPEC đang hướng tới những hạn chế sản xuất của họ.
Niềm tin bi quan
Nga và Saudi Arabia đang phải đối mặt ngày càng tăng để vực dậy giá cả. Nga, đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu từ dầu mỏ, sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới. Saudi Arabia cần giá cao hơn vì muốn niêm yết công ty dầu mỏ khổng lồ Saudi Aramco trong năm tới. Nước này cũng đối mặt với nhiều năm với thâm hụt ngân sách kỷ lục.
Falih phát biểu tại cuộc họp của ủy ban giám sát, "Chúng ta phải thừa nhận rằng thị trường đã chuyển sang bi quan với một số yếu tố chủ chốt thúc đẩy những niềm tin đó.”
Falih cho biết việc tuân thủ các biện pháp cắt giảm giảm sút của một số nước OPEC và sự gia tăng xuất khẩu của OPEC đã làm cho giá dầu thô suy yếu.
Saudi Arabia và Kuwait đã cắt giảm nhiều hơn mức cam kết nhưng những nước khác, như UAE và Iraq đã cho thấy sự tuân thủ tương đối thấp so với mức giới hạn.
"Một số quốc gia vẫn tiếp tục chậm chạp, đây là một mối quan ngại mà chúng ta cần phải giải quyết," Falih nói. "Xuất khẩu bây giờ đã trở thành ma trận then chốt cho thị trường tài chính và chúng ta cần phải tìm ra cách để điều chỉnh dữ liệu xuất khẩu đáng tin cậy với dữ liệu sản xuất."
Falih nói rằng ủy ban đã nói chuyện với những thành viên còn chậm chạp, và nói rằng các nước đó đã cam kết sẽ tăng cường sự tuân thủ.
Bộ trưởng Saudi cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu được dự kiến sẽ tăng lên khoảng 1,4-1,6 triệu thùng trong năm tới, tương tự như năm 2017 và như vậy cần nhiều sản lượng bù đắp hơn của Mỹ.
Chủ tịch của JMMC, Kuwait cho biết OPEC có thể triệu tập một cuộc họp bất thường bao gồm Nigeria và có thể mở rộng các hạn chế sản xuất hiện tại sau tháng 3 năm 2018 nếu thị trường không thể tái cân bằng.
Cùng với Saudi Arabia và Kuwait, ủy ban bao gồm Nga, Venezuela, Algeria và Oman.
Nguồn: xangdau.net