Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC phải cắt giảm nhiều sau khi tăng sản lượng dầu thô trong tháng 4: Khảo sát của Platts

OPEC đã tăng nguồn cung trong tháng Tư, càng tăng thêm tình trạng thừa mứa vào thị trường dầu đang quay cuồng, và bây giờ cần phải điều chỉnh giảm mạnh sản xuất để tuân thủ thỏa thuận toàn cầu nhằm thúc đẩy giá trước cuộc khủng hoảng coronavirus.

Cuộc chiến giành thị phần tháng trước của OPEC đã đẩy tổng sản lượng của nhóm gồm 13 quốc gia lên 30,79 triệu thùng/ngày, tăng 1,82 triệu thùng/ngày tso với tháng 3 và nhiều nhất kể từ tháng 2 năm 2019, theo khảo sát mới nhất của S & P Global Platts.

Được thoát khỏi hạn mức trong hơn ba năm, các thành viên chủ chốt trong OPEC như Ả Rập Saudi, UAE và Kuwait đạt mức cao kỷ lục trong sản xuất dầu thô, nhiều hơn mức sụt giảm của Iraq, Angola và Iran, cuộc khảo sát cho thấy.

Nhưng với liên minh OPEC + gồm OPEC, Nga và chín đồng minh khác đồng ý thực hiện cắt giảm sản xuất phối hợp lớn nhất trong lịch sử thị trường bắt đầu từ tháng 5, các thành viên sẽ phải thắt chặt kỷ luật.

Thỏa thuận này, miễn trừ cho Iran, Venezuela và Libya, cam kết 10 nước OPEC khác sẽ đạt tổng mức trần 20,60 triệu thùng/ngày trong tháng này và tháng tới. Điều đó sẽ yêu cầu 10 thành viên đó cắt giảm sản lượng 7,47 triệu thùng/ngày – tức là khoảng một phần tư sản lượng tháng 4 của họ, theo tính toán của Platts.

Nga và các đối tác ngoài OPEC khác trong liên minh sẽ bổ sung thêm các mức cắt giảm.

Liên minh này đang hy vọng các biện pháp hạn chế tự nguyện của mình, cùng với việc đóng cửa do vấn đề tài chính có quy mô khá lớn ở Mỹ, Canada và các nước sản xuất lớn khác, sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi thị trường từ đại dịch coronavirus, vốn đã làm cắt đứt nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.

Giá dầu thô đã tăng trở lại trong những tuần gần đây sau khi chạm mức thấp lịch sử vào tháng trước nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu ngân sách của các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ trong nhóm OPEC.

Các bộ trưởng của OPEC + dự kiến ​​sẽ họp lại vào ngày 10 tháng 6 qua hội thảo trực tuyến để đánh giá thị trường, xem xét việc tuân thủ hạn ngạch và quyết định các bước tiếp theo. Như đã viết, cắt giảm theo quy định của thỏa thuận sẽ giảm bớt vào nửa cuối năm 2020 và một lần nữa vào năm 2021 trước khi hết hạn vào tháng 4 năm 2022.

Các nhà phân tích đang kỳ vọng Ả Rập Xê Út và hai đồng minh vùng Vịnh là UAE và Kuwait sẽ làm gương và tuân thủ tốt hạn ngạch sản xuất của họ, như đã từng làm trong ba năm qua theo hiệp định nguồn cung OPEC +, mặc dù sản lượng tháng Tư tăng.

Theo khảo sát của Platts, Saudi Arabia đã cam kết phát huy tối đa năng lực sản xuất hơn 12 triệu thùng/ngày để chứng minh sức mạnh thị trường của mình, trung bình đạt mức cao kỷ lục 11,70 triệu thùng/ngày trong tháng, theo khảo sát của Platts.

Vương quốc này đã giảm bớt sản lượng của mình trong nửa cuối tháng Tư khi giá cả sụp đổ và phải chật vật để tìm người mua, nguồn tin thị trường cho biết. Hạn ngạch của Saudi theo thỏa thuận mới là 8,49 triệu thùng/ngày, họ chưa từng sản xuất dưới mức này kể từ tháng 1 năm 2011, ngoại trừ vào tháng 9 năm 2019 sau một cuộc tấn công tên lửa vào cơ sở chế biến dầu thô Abqaiq quan trọng, theo tài liệu lưu trữ khảo sát.

Cuộc khảo sát cho thấy, UAE đã bơm ở mức chưa từng có 3,84 triệu thùng/ngày, xuất khẩu của nước này tăng ngay cả khi nhà máy lọc dầu Ruwais hoạt động trở lại sau bảo trì, cuộc khảo sát cho thấy. UAE sẽ phải hạn chế sản lượng xuống còn 2,45 triệu thùng/ngày để tuân thủ giới hạn mới.

Theo khảo sát, Kuwait đạt mức kỷ lục 3,15 triệu thùng/ngày, được thúc đẩy nhờ sự quay trở lại của sản xuất từ ​​Khu vực trung lập mà họ sử hữu cùng với Ả Rập Saudi và tăng sản lượng từ các mỏ dầu nặng phía bắc. Hạn ngạch mới của nước này là 2,17 triệu thùng/ngày.

Các nước vùng Vịnh là ba thành viên OPEC duy nhất tăng sản lượng trong tháng.

Thách thức tuân thủ của Iraq

Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, đã bị ảnh hưởng lớn nhất, mất 110.000 thùng/ngày do nhu cầu nhiên liệu thấp và thiếu chỗ tích trữ sản phẩm đã buộc các nhà máy lọc dầu của họ phải hoạt động với công suất cực kỳ thấp.

Với mức 4,54 triệu thùng/ngày trong tháng 4, sản lượng của Iraq sẽ phải giảm gần 1 triệu thùng/ngày để nước này tuân thủ hạn ngạch theo thỏa thuận OPEC +. Quốc gia bị chia rẽ về chính trị đã là một nước chậm trễ trong việc tuân thủ, dân đến sự giận dữ của các thành viên khác, và chính phủ phải đối mặt với các cuộc đàm phán đầy thách thức với các công ty dầu khí quốc tế và khu vực người Kurd bán tự trị để thực hiện cam kết cắt giảm.

Theo khảo sát, Angola cũng đã giảm đáng kể xuống còn 1,33 triệu thùng/ngày, sau khi điều chỉnh chương trình tải hàng vào tháng 5 do thiếu sức mua, theo khảo sát. Angola vẫn cần phải cắt giảm 150.000 thùng/ngày để đáp ứng hạn ngạch.

Iran, Venezuela và Libya - tất cả được miễn trừ khỏi thỏa thuận những gián đoạn đối với ngành dầu mỏ - tiếp tục ì ạch.

Iran, theo lệnh trừng phạt cứng rắn của Mỹ, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 32 năm với 2,02 triệu thùng/ngày, cuộc khảo sát cho thấy, khi khách hàng chủ chốt Trung Quốc giảm mua hàng, trong khi Venezuela, cũng bị trừng phạt bởi Mỹ, đã giảm xuống còn 620.000 thùng/ngày.

Theo cuộc khảo sát, Libya, với phiến quân đối lập phong tỏa các cảng quan trọng, chỉ bơm được 80.000 thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ sau cuộc nội chiến năm 2011, theo khảo sát.

Nguồn tin: xangdau.net/Platts

ĐỌC THÊM