Nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng 28% từ nay đến năm 2045 do tăng trưởng kinh tế và dân số tăng, theo báo cáo Triển vọng dầu thế giới của OPEC được thảo luận tại diễn đàn năng lượng ADIPEC ở Abu Dhabi hôm thứ Ba.
Sự gia tăng nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ được “thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mở rộng dân số, cũng như cần phải mở rộng khả năng tiếp cận với các dịch vụ năng lượng hiện đại cho hàng tỷ người”, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết, bình luận về triển vọng với các ước tính đến năm 2045.
Nhu cầu năng lượng trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 275,4 triệu thùng dầu tương đương/ngày vào năm 2020 lên 352 triệu thùng dầu tương đương/ngày vào năm 2045, theo ước tính của OPEC về nhu cầu năng lượng sơ cấp được biểu thị bằng số thùng dầu tương đương mỗi ngày.
Nhu cầu năng lượng sơ cấp ở các nước ngoài OECD sẽ chiếm hơn 70% nhu cầu năng lượng sơ cấp toàn cầu trong dài hạn, với sự tăng trưởng chủ yếu nhờ vào sự gia tăng dân số và các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Còn tại các nước OECD, nhu cầu năng lượng dự kiến sẽ giảm trong dài hạn.
OPEC cho biết: “Điều này nhấn mạnh sự suy giảm xa hơn nữa đối với tăng trưởng kinh tế do thay đổi cơ cấu và thúc đẩy chính sách tiếp tục chú trọng ngày càng nhiều vào hiệu quả năng lượng và triển khai các công nghệ năng lượng cacbon thấp”.
Sau khi phục hồi một phần từ đại dịch, nhu cầu năng lượng tại các nước OECD dự kiến sẽ đạt đỉnh trong trung hạn trước khi giảm vào năm 2045 xuống mức tương tự như đã nhìn thấy vào năm 2020, OPEC lưu ý.
Theo OPEC, năng lượng tái tạo và khí đốt tự nhiên được dự báo sẽ đóng góp nhiều nhất vào sự gia tăng nhu cầu năng lượng trong tương lai.
Năng lượng tái tạo sẽ là nguồn năng lượng tăng trưởng nhanh nhất với tỷ trọng của nó trong hệ thống năng lượng sơ cấp toàn cầu trên 10% vào năm 2045, tăng từ mức chỉ 2,5% vào năm 2020. Khí đốt sẽ trở thành nhiên liệu lớn thứ hai trong nguồn năng lượng vào năm 2045, OPEC lưu ý.
Nguồn tin: xangdau.net