Bộ trưởng Rafael Ramirez cũng cho biết Venezuela sẽ ủng hộ quyết định cắt giảm sản lượng mới của OPEC nếu tổ chức này cho rằng điều đó là cần thiết.
Liên quan đến giá dầu, AP cho hay ngày 19-2, giá dầu tại châu Á tiếp tục xuống dưới 35 USD/thùng giữa lúc có tin cho biết nền kinh tế Mỹ suy thoái, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm.
Trước đó một ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) thừa nhận nhiều nhà đầu tư đang nghi ngờ kinh tế Mỹ đã suy giảm đáng kể trong vài tháng gần đây. FED cũng cho hay tỷ lệ thất nghiệp tại nước này có thể sẽ tăng 8,5 - 8,8% trong năm nay, cao hơn mức dự báo trước đó (7,1 - 7,6%). Những thông tin này đã tác động tiêu cực đến giá dầu.
Hiện nay, OPEC khống chế định mức thị trường dầu quốc tế khoảng 40%, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá dầu quốc tế. Hạn chế sản xuất để bảo vệ giá, với hy vọng giá sẽ tăng tới 75 USD/thùng. Để duy trì mức giá ổn định, OPEC chắc chắn sẽ cắt giảm sản lượng. Theo các nhà phân tích dầu mỏ, hai năm tới OPEC còn có thể điều chỉnh hạn ngạch sản xuất. Trong đó, vào tháng 3 tới OPEC sẽ quyết định cắt giảm khoảng 1 triệu thùng.
Ngoài OPEC, Nga, Mexico và vùng khai thác dầu Bắc Hải đều cắt giảm sản lượng. Theo dự tính, giá dầu quốc tế bình quân sẽ là 55USD/thùng, nhưng nếu kinh tế có dấu hiệu phục hồi, thì giá dầu có thể là 70USD/thùng.
Tuy nhiên, với nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt, khả năng khai thác của các nước cũng sẽ bị hạn chế. Các nhân tố như giá thành sản phẩm dầu cao, đầu tư không đủ và tính lũng đoạn của nguồn dầu, giá dầu quốc tế ắt sẽ tăng lên, và giai đoạn này chắc sẽ đến sớm.
(Vinanet)