OPEC và Nga sẽ gặp nhau tại Doha vào thứ Năm cho một vòng đàm phán nữa mà không có bộ trưởng Iran và Iraq, hai nước đang gây ra những trở ngại lớn nhất đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đang "siết chặt tay" để đạt được một thỏa thuận tại cuộc họp của nhóm ngày 30/11 ở Vienna, Tổng thư ký Mohammed Barkindo cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Marrakech, Morocco vào thứ Ba. Saudi Arabia, Iraq và Iran vẫn đang tranh cãi cách thức chia sẻ gánh nặng cắt giảm sản lượng, một đại biểu dấu tên của OPEC cho biết.
Vòng ngoại giao mới nhất này phản ánh sự chật vật của OPEC để chốt thỏa thuận sơ bộ đã đạt được tại Algiers vào ngày 28/09, theo đó sẽ chấm dứt chính sách khai thác không có giới hạn kéo dài 2 năm. Hơn 18 giờ đàm phán hồi tháng trước ở Vienna đã không vượt qua được những bất đồng nội bộ, khiến cho một thỏa thuận rộng lớn hơn với các nhà sản xuất không thuộc OPEC đã bị chựng lại. Nếu không có một hiệp ước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA dự đoán tình trang thừa cung sẽ kéo dài năm thứ tư liên tiếp trong năm 2017.
Giá dầu thô Brent đã tăng lên mức cao nhất một năm sau thông báo về một hiệp định sơ bộ cắt giảm sản xuất cảu OPEC, nhưng kể từ đó giá đã giảm trở lại do những nghi ngại về thỏa thuận này tăng lên. Chuẩn dầu thô quốc tế này đã tăng 5,7% lên đến 46,95usd một thùng thứ Ba, mức tăng lớn nhất kể từ khi có thỏa thuận bất ngờ tại Algiers, vì vòng đàm phán mới nhất đã làm gia tăng đồn đoán cho rằng OPEC có thể vượt qua những sự tranh cãi nội bộ.
"Ngoại giao đóng băng tiếp tục ở mức cao nhất," Olivier Jakob, giám đốc quản lý của hãng tư vấn Petromatrix GmbH ở Zug, Thụy Sĩ, cho biết trong một báo cáo hôm thứ Tư. "Chúng tôi nghĩ rằng Saudi Arabia muốn đảm bảo rằng tất cả mọi thứ phải xong trước cuộc họp ngày 30/11."
Nga sẽ tổ chức cuộc họp tham vấn không chính thức với các đại diện của OPEC, có khả năng bao gồm Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp Khalid Al-Falih của Saudi Arabia, tại Diễn đàn các nước Xuất khẩu Khí đốt tại Doha vào ngày 17-18/11, Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak nói với các phóng viên tại Moscow. Có một cơ hội cao cho một thỏa thuận tại cuộc họp ngày 30/11 và Nga đã sẵn sàng để hỗ trợ quyết định này, ông nói.
Cả Iran, Iraq cũng như Nigeria sẽ không gửi bộ trưởng dầu đến Doha. Hamed Al-Zobaie, phó thủ tướng của Iraq cho vấn đề khí đốt tự nhiên, sẽ đại diện nước này, người phát ngôn Bộ Dầu mỏ Asim Jihad cho biết qua điện thoại. Iran sẽ gửi Đại diện tại OPEC Hossein Kazempour Ardebili và Đại diện Quốc gia Behrooz Baikalizadeh, một quan chức Bộ Dầu mỏ cho biết. Emmanuel Kachikwu, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Nigeria, sẽ không tham dự, một nguồn tin tiết lộ.
Iraq đang tìm cách được trừ tham gia bất kỳ cắt giảm sản xuất nào, với lý cho rằng nước này đang phải chống lại Nhà nước Hồi giáo nên phải được đối xử đặc biệt. Iran đã khẳng định sẽ không chấp nhận bất kỳ giới hạn về sản xuất cho đến khi phục hồi lại hoàn toàn mức khai thác trước khi bị trừng phạt kinh tế là khoảng 4 triệu thùng một ngày.
Đàm phán tại thủ đô Qatar diễn ra bên cạnh những cuộc gặp ngoại giao bí mật, trong đó có một cuộc họp không được thông báo trong những ngày gần đây ở London giữa TTK Barkindo và Bộ trưởng Al-Falih. Sau chuyến công du đến Venezuela để gặp Tổng thống Nicolas Maduro, quan chức hàng đầu của OPEC này cũng sẽ viếng thăm Ecuador và Iran, hai nguồn tin thông thạo với vấn đề này cho biết.
"Tôi đã được khuyến khích và củng cố sự kiên định của mình để tiếp tục các chuyến đi cho đến khi chúng tôi đạt thỏa thuận cuối cùng" sau khi gặp ông MaduroTTK Barkindo phát biểu ở Caracas hôm thứ Tư. "Chu kỳ hiện tại này có lẽ là chu kỳ tồi tệ nhất của thị trường dầu mỏ mà chúng tôi đã tham gia trong 50 năm qua."
OPEC đang tìm kiếm sự cắt giảm sản lượng giữa các thành viên của nhóm, và đàm phán với các nước ngoài OPEC đang tiến xa hơn, Maduro nói.
"Chúng tôi đã tuyên bố sự cần thiết cho một kế hoạch mới để ổn định thị trường dầu mỏ cũng như giá cả và chúng tôi đã sẵn sàng cho một hiệp định."
OPEC đã cam kết ở Algiers sẽ đưa sản xuất của nhóm giảm còn khoảng 32,5-33 triệu thùng một ngày, so sánh ước tính sản lượng của nhóm là 33,6 triệu thùng một ngày trong tháng trước. OPEC cũng đang tìm kiếm sự hợp tác từ Nga và các nhà sản xuất ngoài OPEC khác, mặc dù cho đến nay chưa có nước nào cam kết kiềm chế sản xuất.
Saudi Arabia, lãnh đạo dấu mặt của OPEC, đã sẵn sàng cắt giảm sản lượng, nhưng chỉ khi nỗ lực này được xây dựng xung quanh bốn trụ cột, một đại biểu cho biết. Tất cả các thành viên phải đồng ý hành động chung, cam kết chia sẻ gánh nặng cắt giảm một cách công bằng, và thực hiện một cách minh bạch và có sự tín nhiệm với thị trường. Sự thực hiện minh bạch có thể đạt được bằng cách sử dụng ước tính của OPEC về mức khai thác của mỗi thành viên, hơn là dựa trên các số liệu cung cấp của chính các quốc gia thành viên, vị đại biểu này cho biết.
Trong thực tế, có nghĩa là Saudi Arabia vẫn cho rằng Iraq cần phải cắt giảm sản lượng và Iran phải đóng băng sản xuất quanh mức hiện tại, người này nói. Cho đến nay cả 2 nước này vẫn chưa đồng ý làm điều đó.
Ba quốc gia - Libya, Nigeria và Iran - đã được công nhận "xem xét đặc biệt" để thực hiện các hiệp định Algiers, Barkindo nói. Iraq không phải là một trong số các thành viên này, ông nói.
Tại Libya và Nigeria, sản xuất vẫn đang hồi phục sau khi một loạt các hành động bạo lực và các cuộn tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạ tầng dầu. Saudi Arabia, Iraq và Iran là 3 nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC, chiếm khoảng 55% sản lượng của nhóm.
Nguồn: xangdau.net