Trong tháng 10 năm 2018, các nước thành viên OPEC đã giảm sản lượng dầu với mức 740 nghìn thùng/ngày so với tháng 10/2016, xuống còn 32,9 triệu thùng/ngày, theo báo cáo ngày 13/11 của tổ chức này.
Cần biết rằng tháng 10 năm 2016 đã được coi là một điểm tham chiếu cho thỏa thuận giữa OPEC và một nhóm phi OPEC về cắt giảm sản lượng dầu.
Kể từ tháng 7 năm 2018, các nước OPEC+, có tính đến tình hình trên thị trường, đã đồng ý tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận ở mức giới hạn 100% và không nhiều hơn nữa.
Trong tháng 10 năm 2018, OPEC đã hoàn thành 78% các điều khoản của thỏa thuận so với 96% hồi tháng 9 năm 2018.
So với mức bình quân tháng 9 năm 2018, OPEC đã tăng sản lượng lên 127 nghìn thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu ở Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Libya và Angola.
Theo các nguồn tin thứ cấp, Saudi Arabia trong tháng 10 năm 2018 tăng sản lượng 127 nghìn thùng/ngày, lên đến mức10,63 triệu thùng/ngày.
Tính theo chỉ số cần có của tháng 10 năm 2018, quốc gia này đã vượt quá 86 nghìn thùng mỗi ngày.
Dữ liệu riêng của Saudi Arabia cho thấy sản lượng dầu của vương quốc tăng nhiều hơn 141 nghìn thùng/ngày, đạt 10,642 triệu thùng/ngày.
Vào tháng 10 năm 2018, sản lượng dầu tại UAE tăng 142 nghìn thùng/ngày lên 3,160 triệu thùng/ngày, ở Libya tăng 60 nghìn thùng/ngày lên 1,114 triệu thùng/ngày, ở Angola tăng 22 nghìn thùng/ngày, lên tới 1,533 triệu thùng/ngày.
Sự sụt giảm sản lượng dầu trong tháng 10 năm 2018 đã được ghi nhận ở Iran, Venezuela, Kuwait và Nigeria.
Ở Iran, sản lượng dầu giảm 156 nghìn thùng/ngày xuống còn 3,296 triệu thùng/ngày, ở Venezuela giảm 40 nghìn thùng/ngày, xuống 1,171 triệu thùng/ngày, ở Kuwait giảm 33 nghìn thùng/ngày, còn 2,764 triệu thùng mỗi ngày, ở Nigeria giảm 17 nghìn thùng/ngày, còn 1,751 triệu thùng mỗi ngày.
Triển vọng tương lai của thị trường OPEC một lần nữa xem ra không mấy sáng sủa.
Dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới trong năm 2018, OPEC giảm 40 nghìn thùng/ngày so với báo cáo trước đó, xuống 1,5 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2019, dự báo giảm 70 nghìn thùng/ngày, xuống còn 1,29 triệu thùng/ngày.
Dự báo nhu cầu dầu thế giới trong năm 2018, OPEC đã duy trì ở mức báo cáo trước đó - 98,79 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2019, dự báo của OPEC tăng 70 nghìn thùng/ngày, lên 100,08 triệu thùng/ngày.
Nhu cầu dầu thế giới sẽ vượt quá 100 triệu thùng/ngày trong quý 3 năm 2019, và trong quý 4 năm 2019 sẽ đạt 101,29 triệu thùng/ngày.
Đồng thời, dự báo tăng trưởng nguồn cung từ các nước bên ngoài OPEC năm 2018 đã tăng so với ước tính trước đó là 90 nghìn thùng/ngày, lên 2,31 triệu thùng/ngày.
Dự báo cho năm 2019 đã được nâng lên một cách triệt để hơn nữ, khoảng 120 nghìn thùng mỗi ngày, lên 2,23 triệu thùng mỗi ngày.
Nguồn cung dầu từ các nước không thuộc OPEC trong năm 2018 dự kiến sẽ ở mức 59,86 triệu thùng/ngày, trong năm 2019 là 62,09 triệu thùng/ngày.
Do đó, sự mất cân bằng giữa cầu và cung dầu năm 2019 có thể tăng lên.
Một trong những yếu tố gây bất ổn có thể là sự tăng trưởng của sản xuất dầu ở Mỹ.
OPEC đã tăng dự báo sản lượng dầu của Mỹ cho năm 2018 và 2019 đến 170 và 410 nghìn thùng/ngày, tương ứng các giá trị tuyệt đối là 10,86 triệu thùng/ngày và 12,06 triệu thùng/ngày.
Đối với Nga, OPEC đã công bố một kỷ lục mới ở thời kỳ hậu Xô viết trong sản xuất dầu mỏ ở Nga.
Sản lượng dầu ở Nga trong tháng 10 năm 2018 được OPEC ước tính ở mức 11,6 triệu thùng/ngày, tăng 50 nghìn thùng/ngày so với tháng 9 năm 2018.
Nguồn tin: petrotimes.vn