OPEC có thể phải thực hiện hành động tái cân bằng thị trường lâu hơn dự định ban đầu vì sợ rằng một đợt coronavirus thứ hai sẽ làm chậm quá trình phục hồi nhu cầu dầu, Reuters đưa tin hôm thứ Năm, trích dẫn nghiên cứu nội bộ của OPEC.
Nếu đợt sóng COVID-19 thứ hai xảy ra, các quốc gia có thể quay lại phong tỏa, làm phá hỏng sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ và giải phóng hàng tồn cũng như kéo dài dầu thừa trong kho, theo nghiên cứu của OPEC đã chuẩn bị cho cuộc họp ủy ban OPEC + hôm thứ Tư, ủy ban này đã đề nghị nới lỏng mức cắt giảm kỷ lục 9.7 triệu thùng kể từ ngày 1 tháng Tám.
Theo nghiên cứu được Reuters nhìn thấy, lệnh phong tỏa mới có thể khiến nhu cầu dầu giảm 11 triệu bpd trong năm nay và làm tăng hàng tồn kho, vốn mới bắt đầu giảm khi nhu cầu hồi phục lại trong tháng 6.
“Điều cần lưu ý trong kịch bản này là mức tăng tồn kho nói chung đạt mức cao chưa từng thấy với 1,218 tỷ thùng vào năm 2020”, theo ước tính ban đâu của OPEC.
OPEC xem mức tồn kho dầu trung bình 5 năm ở các nước OECD là một trong những thước đo để đánh giá sự thành công của các chính sách cố định nguồn cung của mình. Nếu làn sóng thứ hai buộc phải phong tỏa lần nữa thì số liệu này có nguy cơ.
Các nhà phân tích đã bắt đầu cảnh báo rằng một làn sóng coronavirus thứ hai đang gia tăng có thể khiến giá dầu lao dốc, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới các nhà sản xuất OPEC + vì nó sẽ làm tê liệt - một lần nữa - doanh thu từ dầu của họ.
Bất chấp lo ngại về làn sóng thứ hai, OPEC + sẽ giảm bớt mức cắt giảm sản lượng 9,7 triệu bpd kể từ tháng 8 khi nhu cầu đã bắt đầu phục hồi, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, cho biết hôm thứ Tư tại cuộc họp Ủy ban giám sát cấp bộ chung (JMMC).
“Ủy ban quan sát thấy rằng có những dấu hiệu cải thiện đáng khích lệ khi các nền kinh tế trên thế giới mở cửa. Mặc dù có thể bị phong tỏa cục bộ hoặc một phần ở một số nơi, nhưng các dấu hiệu phục hồi là rõ ràng, cả trên thị trường giao ngay và tương lai”, OPEC cho biết, lưu ý sự tuân thủ cao nhất của nhóm OPEC + kể từ khi họ bắt đầu quản lý nguồn cung cho thị trường vào năm 2017.
JMMC, lưu ý rằng, “việc chuyển sang giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận, nguồn cung bổ sung do việc nới lỏng điều chỉnh sản xuất theo lịch trình sẽ được tiêu thụ khi nhu cầu phục hồi”.
Nguồn tin: xangdau.net