Cơ quan năng lượng quốc tế IEA và OPEC đã giảm dự báo của họ cung cũng như cầu dầu mỏ trong bối cảnh kinh tế trì trệ làm xói mòn nhu cầu cũng như đầu tư trong các lĩnh vực mới. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp họ hạ mức nhu cầu dự báo.
Cả 2 tổ chức đều cho rằng nhu cầu năm nay giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày. IEA tại Paris, tổ chức tư vấn cho 28 quốc gia phát triển trên thế giới, dã giảm mức dự báo của họ xuống còn 84,4 triệu thùng/ngày, tức thấp hơn 1,25 triệu so với năm 2008. Ước tính của OPEC thì giảm xuống còn 84,6 triệu thùng, tức thấp hơn 1,01 triệu thùng.
“Sự suy sụp của nhu cầu đã và đang diễn ra, do cơn lốc suy thoái theo chu kỳ tự nhiên của nền kinh tế toàn cầu,” IEA cho biết trong bản báo cáo hàng tháng của họ ra ngày hôm qua. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đã công bố bản phân tích thị trường hàng tháng của mình cùng ngày, cho rằng tình trạng kinh tế vô cùng tồi tệ là nguyên nhân của việc nhu cầu giảm này. Thông thường 2 tổ chức này ra các bản báo cáo của họ khác ngày nhau.
OPEC sẽ họp tại Viên vào 15/3 để xem xét lại hạn ngạch sản lượng vì giá dầu thô thấp hơn gần 100$/thùng so với mức kỷ lục 147,27$/thùng hồi tháng 7. Các giao dịch tháng 3 là 47,28$/thùng, lúc 2h45 sáng tại sàn New York Mercantile Exchange.
Các thành viên vẫn đang thực hiện cam kết giảm sản lượng tuyên bố năm ngoái, tổng cộng 4,2 triệu thùng/ngày. Những nỗ lực nhằm tăng giá bằng việc giảm thêm sản lượng tạo một nguy cơ rủi ro cho nền kinh tế, giám đốc điều hành IEA Nobuo Tanaka cho biết hồi tháng trước.
OPEC bác bỏ tranh cãi của IEA rằng dầu giá rẻ sẽ giúp phục hồi kinh tế thế giới. Thay vào đó, giá thấp hơn có thể sẽ gây ra tình trạng thắt chặt cung mạnh mẽ năm 2013, tổng thư ký của tổ chức ông Abdalla el-Badri cho biết. Algeria cho rằng OPEC nên quyết định giảm sản lượng thêm một lần nữa trong cuộc tại Viên, trong khi các nước như Qatar và Nigeria lại nói là không cần giảm nữa.
Sự điều chỉnh giảm trong dự đoán về nhu cầu của IEA là do họ thấy nhu cầu ở Bắc Mỹ, châu Á và các quốc gia Soviet cũ đều giảm. OPEC thì cho rằng tiêu dùng cũng yếu đi ở những nước đang phát triển, những khu vực trước đây là nơi bù đắp cho sự giảm ở nơi khác.
Trung quốc, Trung Đông và các nước đang phát triển khác ở châu Á “là trụ cột cho nhu cầu dầu mỏ năm ngoái,” tổ chức này cho biết. “Tuy nhiên, do suy thoái kinh tế lan tràn rộng, những khu vực này cũng không còn là những nước dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nữa.
Cả 2 tổ chức đều đồng ý rằng nhu cầu giảm sẽ được bù lại phần nào bởi mức hạn ngạch của OPEC, và nguồn cung ngoài OPEC cũng giảm.
IEA cũng giảm dự đoán về cung năm nay từ những nguồn ngoài OPEC xuống còn 50,6 triệu thùng/ngày. Sự thiếu các khoản vay tín dụng cho đầu tư vốn vào các dự án mới và các vấn đề sản xuất ở Azerbaijan cho thấy cung từ ngoài OPEC sẽ không đổi trong năm nay.
2 tổ chức cũng đều có quan điểm như nhau về mức độ thực hiện cam kết giảm sản lượng của OPEC.
11 quốc gia OPEC bị giới hạn bởi mức hạn ngạch, tất cả trừ Iraq, đã bơm lên 25,7 triệu thùng/ngày trong tháng 2, báo cáo ngày 13/3 của IEA cho thấy. So sánh với giới hạn của tháng 1 là 24,845 triệu thùng/ngày. Con số này cho thấy tổ chức OPEC chỉ đang thực hiện 80% mục tiêu mà họ đã cam kết, IEA nói.
OPEC ước tính sản lượng tháng 2 của 11 nước thành viên của họ, trừ Iraq là 25,715 triệu thùng/ngày, tức cao hơn mục tiêu 870 000 thùng/ngày. Như thế, việc thực hiện cam kết đạt 79%.
Nếu tổ chức này thực hiện đầy đủ việc giảm sản lượng đã đề ra thì mức cung sẽ thấp hơn 1,6 triệu thùng/ngày so với nhu cầu của họ, gây ra giảm mức tồn kho, IEA cho biết.