Giá dầu tăng nhẹ sau khi OPEC bày tỏ khả năng gia hạn tới 2018 các biện pháp cắt giảm giá dầu.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia mới đây cho hay thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự kiến kết thúc vào tháng Sáu, sẽ được gia hạn trong suốt năm nay, hoặc thậm chí sang năm 2018.
Bên cạnh đó, ông Khalid Al – Falih cho rằng, ông tự tin thị trường dầu mỏ sẽ sớm trử lại trạng thái cân bằng và giá dầu sẽ quay về mức “lành mạnh”.
OPEC sẽ duy trì cắt giảm sản lượng, các công ty Mỹ được đà tăng khai thác, giá dầu sẽ thấp dần.
Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê út lên tiếng cho rằng, thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC có khả năng kéo dài qua năm 2017, một phần bởi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng lên gây ra mối lo ngại cho OPEC, khi việc giảm sản lượng đầu ra không đạt hiểu quả mong muốn.
Dẫu vậy, tín hiệu từ Saudi Arabia khiến trong phiên giao dịch ngày 8/5, giá dầu tại thị trường châu Á tăng.
Tại thị trường Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 30 xu Mỹ (0,7%) lên 46,52 USD mỗi thùng. Giá dầu Brent tăng 38 xu Mỹ (0,75%) lên 49,48 USD mỗi thùng.
Theo các chuyên gia, thị trường đang ngày càng tin tưởng rằng OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ khác như Nga sẽ kéo dài thời gian thực thi thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong cả năm 2017.
Tuy nhiên, thị trường dầu thế giới được dự báo khó duy trì đà tăng giá trong dài hạn, bởi giá dầu vừa chứng kiến mức sụt giảm trong hầu hết các phiên giao dịch của tuần qua do áp lực về tình trạng dôi dư nguồn cung.
Dầu giao tương lai tăng vào ngày thứ 6, nhưng vẫn ghi nhận mức giảm mạnh trong tuần vì những dấu hiệu của sản lượng sản xuất của Mỹ tăng tiếp tục gây ra lo ngại về dư thừa nguồn cung toàn cầu.
Ngoài ra, cả giá dầu Brent và giá dầu ngọt nhẹ New York đều đang giữ mức giá dưới 50 USD trong bối cảnh nguồn cung khá dồi dào.
Theo số liệu của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các nhà sản xuất dầu đã bổ sung 6 giàn khoan lên 703 giàn, lần tăng thứ 16 liên tiếp. Sự gia tăng liên tục sản lượng khai thác dầu của Mỹ đã làm lu mờ ảnh hưởng của cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng chỉ ra rằng Mỹ đã tăng sản lượng dầu thêm hơn 10% từ giữa năm 2016 đến nay và đạt mức 9,3 triệu thùng/ngày - gần với mức của các nước sản xuất dầu hàng đầu là Nga và Saudi Arabia.
Sự phát triển của ngành dầu khí Mỹ đang gây mối lo ngại dư cung đặc biệt, bất chấp các tín hiệu cắt giảm giá dầu của OPEC và các nước ngoài OPEC.
Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp của trung tâm OANDA tại Singapore, cho biết, giá dầu có khả năng rơi vào đợt bán tháo tồi tệ nhất từ trước tới nay khi thị trường đang hướng tới cuộc họp của OPEC dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 tới.
Nga đã lường trước kịch bản giá dầu 40USD/thùng kể cả khi OPEC duy trì cắt giảm sản lượng.
Tương lai giá dầu không được duy trì ở mức cao bất chấp các nỗ lực cắt giảm dường như được Nga dự báo trước.
Hồi trung tuần tháng 3, Ngân hàng trung ương của Nga đang chuẩn bị đối phó với cảnh thùng dầu có giá cận mốc 40 USD.
Giới hoạch định chính sách Moscow cho hay họ dự báo giá dầu Urals trung bình là 50 USD/thùng trong năm nay, song hạ xuống 40 USD/thùng cuối năm 2017 và khởi đầu giai đoạn 2018 - 2019 ở mức tương tự.
Bộ Tài chính Nga cũng nhấn mạnh mức giá dầu 40 USD/thùng vào tháng 1 khi công bố nhà băng trung ương sẽ bắt đầu mua ngoại tệ khi giá dầu ở ngưỡng đó, với mục địch bảo vệ tỷ giá hối đoái khỏi sự biến động của giá dầu. Ngoài ra, thùng dầu giá 40 USD còn được Nga dùng để tính toán ngân sách giai đoạn 2017 - 2019.
Chuyên gia kinh tế về các thị trường mới nổi Piotr Matys thuộc Rabobank ở London (Anh) cho hay: “Bộ Tài chính, nội các và ngân hàng trung ương Nga đang rất thận trọng về những kỳ vọng của họ vì lý do tăng trưởng Nga hiện còn phụ thuộc nhiều vào dầu thô. Họ nên bảo thủ để rồi lạc quan nếu thị trường tích cực hơn là quá lạc quan để rồi thất vọng”.
Viktor Szabo, Nhà quản lý quỹ trái phiếu tại Aberdeen Asset Management nhận định, ngay cả khi giá dầu đã hồi phục, nhưng Nga vẫn tuân thủ với kịch bản mang tính bảo thủ nhiều hơn để phòng khi sự đảo chiều bất ngờ xảy ra.
Còn ông Elina Ribakova, Chuyên gia kinh tế ở Deutsche Bank AG, cho hay: “BoR và Bộ Tài chính Nga đang đi theo kịch bản bảo thủ với giá dầu ở mức 40 USD/thùng vì họ muốn có sự chuẩn bị và còn để bảo vệ đất nước khỏi các trường hợp xấu nhất”.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá dầu có biến động thế nào trên dưới ngưỡng 40 USD/thùng, đối với Nga, vẫn có thể sống khỏe.
Nguồn tin: Baodatviet.vn