Chỉ từ quan sát một người bình thường khi đề cập đến hiệp ước cắt giảm sản xuất của OPEC diễn ra kể từ tháng 11 năm 2016 sẽ dễ dàng thấy đây là "cắt giảm sản lượng của Saudi". Đó là bởi vì Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất và là nhà lãnh đạo dấu mặt của OPEC, đã cắt giảm mức sản xuất mạnh nhất, gánh vác phần lớn gánh nặng của cả nhóm và ra sức phấn đấu hết sức để thúc đẩy giá tăng trở lại.
Nhưng Riyadh sẽ duy trì chiến lược này trong bao lâu? Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih đã tuyên bố dứt khoát rằng nước ông sẽ không gánh vác giùm cho bất kỳ "tay hưởng lợi chùa" nào đang mong muốn tận dụng sản xuấn cắt giảm của Saudi để gia tăng sản xuất cho chính, như các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã làm trong những năm thập niên 1980. Bây giờ dường như OPEC có thể đồng ý mở rộng sản lượng cắt giảm trong tháng 6 năm 2017, nhưng với chương trình nghị sự của riêng mình và hướng tới một tương lai “ít dầu mỏ hơn,” Saudi Arabia có thể lựa chọn sẽ rút lại những cố gắng quá sức thay mặt cho các thị trường dầu mỏ thế giới và xem xét những lợi ích riêng của nước mình.
Phân tích cho thấy cắt giảm của Saudi đã thực sự mạnh hơn so với thỏa thuận OPEC đã quy định. Trong tháng 2, Riyadh thông báo cắt giảm 717.600 thùng/ngày, đưa sản lượng xuống còn 9,748 triệu thùng/ngày, thấp hơn 300.000 thùng/ngày so với mức giới hạn trong thỏa thuận OPEC. Mức giảm được báo cáo trong tháng 1 chiếm 3,8% sản lượng của OPEC, và xuất khẩu Saud giảm xuống còn 7,7 triệuthùng/ngày.
Kết quả của thỏa thuận chính là WTI và Brent đã tăng lên vọt và niềm tin trong triển vọng giá cả dài hạn đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên, xu hướng giá tăng đã phải nhường chỗ cho xu hướng giá xuống trong tháng 3 do hàng tồn kho cao và các tín hiệu phục hồi của ngành dầu đá phiến của Mỹ đã khiến giá giảm 10%.
Các sự kiện ở Libya, bao gồm cả việc mở lại gần một cảng xuất khẩu dầu lớn, cũng như số lượng giàn khoan ngày càng tăng của Mỹ cho thấy tác động ban đầu của thỏa thuận OPEC đã bị bào mòn. Ngày 16 tháng 3, ông Al-Falih tuyên bố rằng OPEC sẽ mở rộng các biện pháp cắt giảm trong tháng 6 để đưa giá quay lại mức cao hơn mức trung bình 5 năm.
Nhưng thực tế, để điều đó xảy ra, mức cắt giảm của Saudi sẽ phải đi mạnh hơn nữa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của quốc gia này. Năm 2015, thâm hụt ngân sách quốc gia của Saudi là 98 tỷ USD, bất chấp những cắt giảm trong các dự án cơ sở hạ tầng, cắt giảm lương, đóng băng các khoản bổng lộc và đưa ra hệ thống thuế mới, bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu tiên của vùng Vịnh, đưa mức thâm hụt giảm 79 tỷ USD trong năm 2016.
Những động thái chính trong việc cắt giảm ngân sách đã bị chậm lại trong ngân sách năm 2017, trong đó đã kêu gọi chi tiêu tăng lên, bao gồm 268 tỷ rial, tương đương 71 tỷ USD trong Kế hoạch Chuyển đổi Quốc gia đến năm 2020. Thâm hụt ngân sách dự kiến sẽ giảm 33% do giá dầu tăng cao , được dự kiến sẽ ở mức bình quân trên 50 USD/thùng.
Để đạt được những mục tiêu này, doanh thu từ dầu mỏ của Saudi Arabia phải duy trì ở mức cao, ngay cả khi vương quốc này lên kế hoạch dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào ngành công nghiệp dầu mỏ. Trong năm 2016, dầu chiếm 62% thu nhập của chính phủ, trong khi năm 2017 dự kiến sẽ chiếm 69%, theo Bloomberg.
Saudi đã thua trong cuộc chiến tranh giành thị phần "hai năm" với các nhà sản xuất Mỹ đang đảo ngược vị thế chiếm ưu thế trong thị trường của nước này. Nhập khẩu của Saudi Arabia vào Mỹ, trước đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đã giảm còn trung bình 1,097 triệu thùng/ngày trong năm 2016, từ mức 1,352 triệu thùng/ngày trong năm 2016 theo dữ liệu EIA. Đối phó với sự suy giảm nhu cầu nhập khẩu Tây Bán Cầu, Riyadh đang có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước này. Một chuyến thăm của vua Salman tới Bắc Kinh tuần này là một bước tiến củng cố hợp tác giữa Saudi-Trung Quốc về vấn đề năng lượng.
Trong khi đang phải chống lại dầu đá phiến ở phương Tây, Riyadh cũng phải cạnh tranh với Nga ở phương Đông. Sản lượng của Nga đã vượt quá sản lượng của Saudi Arabia trong tháng 1, vượt quá 11 triệu thùng/ngày và đạt mức cao nhất trong vòng 30 năm. Sau khi đứng sau Saudi Arabia trong suốt nhiều năm, Nga hiện đang nắm giữ khoảng 14% thị phần dầu thô trong thị trường Trung Quốc, theo dữ liệu của Bloomberg.
Nga đã hứa sẽ cắt giảm sản lượng 300.000 thùng/ngày vào tháng 4 như là một phần của thỏa thuận với OPEC, nhưng nước này vẫn có cơ hội để thâm nhập vào các thị trường của Saudi trong những năm gần đây, tạo thêm áp lực lên Riyadh.
Tiếp đó là Tầm nhìn 2030, kế hoạch dài hạn để chuyển hướng nền kinh tế Saudi. Còn được gọi là Kế hoạch Chuyển đổi Quốc gia, dự án kêu gọi bán tài sản dầu khí của Saudi Arabia, trong đó có nhà khổng lồ Saudi Aramco thuộc sở hữu nhà nước. Những tuyên bố gây hoài nghi khi nói rằng công ty này trị giá 2 ngàn tỷ USD đã bị hạ nhiệt trong vài tháng qua, với các nhà phân tích cho thấy công ty có thể chỉ có giá trị từ 400 tỷ đến 1 nghìn tỷ USD. Nếu thị phần Saudi vẫn tiếp tục giảm, hoặc nếu giá tiếp tục trì trệ trong năm 2017 cho đến năm tới, thời điểm 5% cổ phần đầu tiên của Saudi Aramco sẽ được chào bán, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của chính phủ Ảrập Xêút để đạt được lợi nhuận từ việc IPO công ty này. Không ai muốn một công ty dầu mỏ nghìn tỷ USD nếu không có thị trường tham gia.
Với sức mạnh tương đối của vị thế của Saudi, cũng như niềm tin rằng giá sẽ hồi phục trong năm nay bất chấp mức tăng vọt của dầu đá phiến Mỹ, có vẻ như Riyadh sẽ lựa chọn giảm gấp đôi thỏa thuận sản xuất và mở rộng nó sau tháng 6. Nhưng điều đó phụ thuộc vào sự hợp tác của các nước còn lại của OPEC. Điều đó bao gồm một Iran cứng đầu, một Iraq nổi loạn, một Libya không ổn định và một Venezuela bị tàn phá. Nhà lãnh đạo OPEC không muốn thêm bất kỳ "nước hưởng lợi chùa" nào nữa, và với sự tuân thủ cao giữa các thành viên, giống như Saudi đang mong muốn. Nhưng điều này có thể không kéo dài, và một khi nó kết thúc, Saudi có thể sẽ không sẵn sàng để làm phần việc mà những thành viên khác trong nhóm chưa hoàn thành.
Nguồn: xangdau.net