Ủy ban giám sát hiệp ước cắt giảm sản xuất trong và ngoài OPEC đã không thấy cần phải đề nghị cắt giảm sâu hơn hay gia hạn thỏa thuận, nói rằng vẫn còn quá sớm, nhưng đã bổ sung một vấn đề mới trong việc tính toán tuân thủ - theo dõi xuất khẩu dầu thô.
Mặc dù sản lượng, được đo lường bằng sáu nguồn tin gián tiếp độc lập, vẫn sẽ tiếp tục là thước đo chính yếu mà mức tuân thủ thỏa thuận được tính toán, các bộ trưởng của ủy ban giám sát cho biết họ sẽ kết hợp dữ liệu xuất khẩu để tăng cường niềm tin của nhà đầu tư rằng việc cắt giảm thực chất là làm giảm nguồn cung trong thị trường.
"Số liệu sản xuất là những gì chúng tôi theo dõi hàng tháng; tuy nhiên, để mang lại tính xác thực hơn đối với dữ liệu này, chúng tôi đã đề xuất rằng chúng tôi sử dụng dữ liệu xuất khẩu như là một cơ chế để hỗ trợ dữ liệu đó, chứ không phải để thay thế nó," Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Essam al-Marzouq, người đứng đầu ủy ban này, nói.
Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del Pino cho biết có “sự tương quan tốt” giữa xuất khẩu và sản xuất, và ông Marzouq cho biết các nhân viên kỹ thuật của ủy ban xem xét dữ liệu xuất khẩu cho tháng 8, "xác nhận số liệu sản xuất được báo cáo bởi các nguồn thông tin gián tiếp.”
"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi cơ chế giám sát này," Marzouq nói.
Cuộc thảo luận về xuất khẩu diễn ra khi các bộ trưởng được cho là đang thất vọng vì hiệp định cắt giảm sản lượng không ổn định giá trong phạm vi 55-60 USD mà liên minh này đang nhắm tới, mặc dù có mức tuân thủ mạnh mẽ nói chung với hạn ngạch, mà ủy ban đã thống nhất tại mức 116% trong tháng 8.
Một số thành phân tham gia hiệp ước, ngay cả khi họ cắt giảm sản xuất tại giếng khoan, đã tiếp tục cung cấp cho thị trường một khối lượng đáng kể, từ nguồn cung trong kho của họ.
Và một số quốc gia tiếp tục thể hiện mức tuân thủ yếu kém, với các nước khác đang phải cắt giảm vượt mức cam kết để bù đắp phần nào lỗ hổng.
Tổng Thư ký OPEC Mohammed Barkindo đã ca ngợi các thành viên của OPEC là Saudi Arabia, Angola và Equatorial Guinea cùng với Azerbaijan, Brunei và Sudan bên ngoài OPEC vì sự tuân thủ mạnh mẽ của họ và "sự hy sinh vì lợi ích của tất cả mọi người".
Đối với các thành viên khác, Barkindo đã có một thông điệp: "Số liệu cho thấy mỗi quốc gia tham gia tuân thủ đầy đủ kể từ khi bắt đầu tuyên bố hợp tác thì thị trường sẽ quay trở lại sự cân bằng."
Quan ngại về xuất khẩu
Việc chuyển sang kiểm soát xuất khẩu diễn ra bất chấp những nghi ngờ từ một số thành viên. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, người trước đây ghi nhận rằng xuất khẩu dầu thô từ nước ông có biến động cao, phụ thuộc vào các hoạt động lọc dầu, mùa vụ và bảo trì, cho biết ông không phản đối giám sát mức xuất khẩu, nhưng nói rằng "có những khó khăn về sự chính xác của dữ liệu "
"Nhìn chung, chúng tôi không chống lại nó như một yếu tố bổ sung, nhưng yếu tố chính vẫn là sản xuất", Novak nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria, Emmanuel Kachikwu, cho biết ông sẽ không ngạc nhiên nếu OPEC bắt đầu thay đổi tập trung tuân thủ từ sản xuất sang xuất khẩu do kế hoạch tăng cường khả năng tinh chế của nhiều thành viên, mặc dù điều này không có khả năng xảy ra trong ngắn hạn.
"Khi các quốc gia bắt đầu nội địa hóa sản xuất nhiều hơn nữa, về mặt tinh chế và tất cả những điều đó, sự chuyển đổi này đã chuyển từ những gì bạn sản xuất sang những gì bạn thực sự xuất khẩu, và tôi hoàn toàn đồng ý với điều đó, nhưng đó rõ ràng là một con đường để hướng tới," ông nói.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih, người đã vắng mặt tại cuộc họp của ủy ban giám sát hôm thứ Sáu vừa qua, đã nói hồi tháng 7 rằng xuất khẩu "bây giờ là thước đo quan trọng cho các thị trường tài chính" và rằng liên minh 24 quốc gia cần "để tìm ra cách để điều hoà dữ liệu xuất khẩu với dữ liệu sản xuất trong các cuộc họp giám sát của chúng ta. "
Hiệp định này kêu gọi OPEC và 10 nhà sản xuất không thuộc OPEC, dẫn đầu bởi Nga, cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày đến hết tháng 3/2018 để đẩy nhanh việc tái cân bằng thị trường.
Cân bằng thị trường
Với tồn kho toàn cầu đang giảm và thị trường dầu “rõ ràng đang trên đường tái cân bằng”, theo Marzouq, ủy ban này nói rằng liên minh trong và ngoài OPEC sẽ chờ đợi đến gần tháng 3 trước khi quyết định gia hạn hoặc cắt giảm sâu hơn trong hiệp ước vì các điều kiện có thể thay đổi.
"Cho đến khi chúng tôi đến một khoảng thời gian vài tháng nữa gần ngày kết thúc đợt gia hạn đầu tiên này, thì chúng tôi không thể thực sự nói rằng liệu chúng tôi có muốn kéo dài thêm ba hoặc bốn tháng nữa hay không", Marzouq nói trong một cuộc họp báo sau khi ủy ban nhóm họp.
Novak cho biết ủy ban thường xuyên thảo luận về việc có cần phải gia hạn hay không, cũng như cần phải có một chiến lược chấm dứt một cách êm thấm khi thoả thuận kết thúc vào cuối tháng 3 năm 2018.
Những quyết định bao gồm Nigeria and Libya tham gia cắt giảm cũng sẽ được đưa ra một khi các tình huống an ninh của 2 nước này ổn định hơn, ủy ban cho hay, mặc dù ông Kachikwu thể hiện với các phóng viên rằng Nigeria sẵn sàng tham gia với mức giới hạn sản xuất 1,8 triệu thùng/ngày.
Tồn kho dầu thô thương mại của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tính đến tháng 8 đã chỉ còn cao hơn 170 triệu thùng so với mức trung bình năm năm, so với mức cao hơn 340 triệu thùng hồi tháng 1, theo ủy ban này. Trong số lượng tồn kho dư thừa hiện hại, , 137 triệu thùng là dầu thô và 33 triệu thùng là sản phẩm tinh chế. Khoảng 112 triệu thùng trong số này nằm ở Mỹ.
Nguồn: xangdau.net