Giá trung bình OPEC Reference Basket đã tăng lên 53,44 USD/thùng trong tháng 9, cao nhất kể từ tháng 7 năm 2015. Giá dầu thô kỳ hạn cũng tăng, trong đó ICE Brent trung bình trên 55 USD/thùng, được hỗ trợ bởi bằng chứng ngày càng tăng cho thấy thị trường dầu đang hướng tới sự tái cân bằng. Sự căng thẳng về địa chính trị và các kho dự trữ sản phẩm chưng cất thấp cũng đẩy giá lên cao hơn. ICE Brent đã đạt mức trung bình 55,51 USD/thùng trong tháng 9, tăng 3,4 USD, trong khi NYMEX WTI tăng 1,82 USD lên 49,88 USD/thùng. Các quỹ phòng hộ đã nâng vị trí dài ròng trong hợp đồng tương lai và tùy chọn ICE Brent và WTI NYMEX lên gần 200.000 hợp đồng. Vào cuối tháng, đường cong hợp đồng dầu thô Brent đã chuyển sang mô hình backwardation cho đến tháng 12 năm 2021. Chênh lệch giá dầu ngọt/chua đã mở rộng đáng kể ở châu Á và châu Âu.
Kinh tế thế giới
Tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục được cải thiện, với dự báo cho năm 2017 đã điều chỉnh lên mức 3,6% từ 3,5% trong báo cáo của tháng trước. Tương tự, dự báo năm 2018 đã được điều chỉnh tăng lên 3,5% từ 3,4%. Tăng trưởng được nhìn thấy ở tất cả các nền kinh tế, đặc biệt là OECD, tăng trưởng 2,2% vào năm 2017 và tăng 2,1% vào năm 2018. Tăng trưởng của Mỹ vào năm 2018 đã được điều chỉnh lên 2,3% và EU là 1,9% cùng năm. Nga cũng đã có một đợt điều chỉnh tăng cho năm 2018 lên 1,6%, so với 1,4% trong báo cáo trước. Triển vọnb tăng trưởng của Ấn Độ và Trung Quốc không thay đổi cho cả năm 2017 và 2018.
Nhu cầu dầu thế giới
Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới tăng trưởng năm 2017 dự kiến sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày, tương ứng với mức tăng 30.000 thùng/ngày so với báo cáo trước, phản ánh chính những số liệu gần đây cho thấy sự cải thiện trong hoạt động kinh tế. Những điều chỉnh tăng này chủ yếu là do nhu cầu dầu mỏ cao hơn dự kiến từ khu vực OECD và Trung Quốc. Năm 2018, nhu cầu dầu thế giới dự kiến sẽ tăng 1,4 triệu thùng/ngày, sau khi điều chỉnh tăng 30.000 thùng/ngày so với báo cáo trước, do triển vọng kinh tế thế giới được cải thiện, đặc biệt là Trung Quốc và Nga.
Cung cấp dầu thế giới
Cung cấp dầu mỏ ngoài OPEC dự kiến sẽ tăng khoảng 0,7 triệu thùng/ngày vào năm 2017, sau khi điều chỉnh giảm 0,1 triệu thùng/ngày từ báo cáo trước. Vào năm 2018, tăng trưởng trong cung cấp dầu mỏ ngoài OPEC được điều chỉnh giảm 60.000 thùng/ngày còn 0,9 triệu thùng/ngày. Sản xuất NGLs của OPEC và sản xuất chất lỏng phi truyền thống được nhìn thấy trung bình 6,5 triệu thùng/ngày vào năm 2018, tăng 0,2 triệu thùng/ngày, tương ứng với tăng trưởng trong năm nay. Trong tháng 9, sản lượng dầu thô của OPEC tăng 88.000 thùng/ngày, theo các nguồn tin gián tiếp, trung bình là 32,75 triệu thùng/ngày.
Thị trường Sản phẩm và Hoạt động Lọc dầu
Các thị trường sản phẩm ở khu vực Đại Tây Dương được cải thiện hơn nữa trong tháng 9 do các sản phẩm đắt tiền được hỗ trợ từ nhu cầu xăng cao hơn. Các thị trường chưng cất trung gian tiếp tục được cải thiện trên toàn cầu nhờ vào nhu cầu mạnh mẽ, các kho dự trữ đã cạn kiệt và cùng với việc bảo trì nhà máy của khu vực. Tuy nhiên, các sản phẩm rẻ tiền ở Châu Á và Châu Âu có một số áp lực do nhu cầu thấp và mức tồn kho cao. Các thị trường sản phẩm dự kiến sẽ nhận được hỗ trợ trong quý 4 năm 17 do nhu cầu nhiên liệu mùa đông.
Thị trường tàu chở dầu
Giá cước trung bình của tàu chở nhiên liệu “bẩn” đã tăng trong tháng 9, so với tháng trước đó, được hỗ trợ bởi hoạt động tăng cường qua nhiều tuyến đường thương mại Giá cao hơn của Aframax là động lực chính đằng sau niềm tin thị trường mạnh mẽ, trong khi giá trung bình vận tải hàng hóa của VLCC và Suezmax cho thấy sự tăng trưởng thấp hơn. Tuy nhiên, thị trường tàu chở dầu vẫn còn phải chịu sự dư thừa tàu thường làm giới hạn mước cước tăng. Trong thị trường nhiên liệu “sạch”, cước vận chuyển hàng hóa giao ngay phát triển tích cực chủ yếu là nhờ vào đóng góp của thị trường phía tây của thị kênh đào Suez khi nhu cầu tại Địa Trung Hải tăng. Thêm vào đó, tàu thay thế ngay đã hỗ trợ thêm cho giá cước. Giá cước vận chuyển hàng hóa giao ngay dự kiến sẽ tăng trong Q4/2017 nhờ vào nhu cầu mùa đông.
Mức tồn kho
Tổng trữ lượng dầu thương mại của OECD trong tháng 8 giảm xuống còn 2.996 triệu thùng. Ở cấp độ này, các kho dự trữ dầu thương mại của OECD cao hơn 171triệu tùng so với mức trung bình 5 năm. Các kho dự trữ dầu thô và sản phẩm cho thấy mức thặng dư khoảng 146 triệu thùng và 25 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm. Tính theo ngày cung cấp, tồn kho thương mại của OECD đứng ở mức 63,2 ngày trong tháng 8, cao hơn 2,6 ngày so với mức trung bình 5 năm.
Cán cân Cung cầu
Dựa vào cán cân cung/cầu hiện tại, dầu thô OPEC năm 2017 ước đạt 32,8 triệu thùng/ngày, cao hơn 0,6 triệu thùng/ngày so với năm 2016. Tương tự, dầu thô OPEC năm 2018 dự kiến ở mức 33,1 triệu thùng/ngày, cao hơn khoảng 0,3 triệu thùng/ngày trong năm 2017.
Nguồn: xangdau.net/OPEC