Thị trường dầu mỏ đang thắt chặt trong thời gian ngắn, nhưng một khoản thặng dư lớn sẽ xuất hiện trong năm tới, khiến cho nhiệm vụ của OPEC là cân bằng thị trường trở thành một vấn đề nan giải.
Kết luận đó được đưa ra từ Báo cáo thị trường dầu mới nhất của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), trong đó có một số kết luận lạc quan về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu, nhưng cũng có một số cảnh báo về những rắc rối phía trước.
“Các tranh chấp thương mại và sự không chắc chắn gia tăng về tác động của việc Vương quốc Anh có thể rời khỏi Liên minh châu Âu đang làm giảm sự tăng trưởng toàn cầu thông qua niềm tin kinh doanh và tiêu dùng thấp hơn, đánh giá lại chuỗi cung ứng, đầu tư giảm và giảm thương mại trực tiếp”, theo IEA. Giá dầu Brent sẽ đạt trung bình khoảng 62 USD mỗi thùng cho năm 2019.
Tuy nhiên, IEA vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu ở mức 1,1 triệu thùng mỗi ngày, điều mà đang bắt đầu trông có vẻ lạc quan quá mức do một loạt các điều chỉnh giảm từ các nhà phân tích khác. EIA hiện cho biết nhu cầu chỉ có thể tăng 0,9 triệu thùng/ngày, tốc độ chậm nhất trong gần một thập kỷ.
Nhu cầu dầu toàn cầu chỉ tăng 0,5 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm và chưa tới 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng 6, theo IEA. Do đó, nhu cầu sẽ cần tăng tốc đáng kể nếu muốn đạt mức trung bình cả năm 1,1 triệu thùng/ngày. IEA nói rằng với giá dầu thấp hơn 20% so với thời điểm này năm ngoái, mức tiêu thụ sẽ tăng lên. Ngoài ra, nhu cầu trong nửa cuối năm 2018 khá yếu, vì vậy nếu so sánh, các con số trong nửa cuối năm nay sẽ có vẻ lớn hơn.
Hơn nữa, cơ quan này cũng nói rằng ước tính của họ dựa trên việc không suy giảm thêm nữa trên mặt trận kinh tế và thương mại.
Đó là một hy vọng, nhưng trong một dấu hiệu cho thấy Washington và Bắc Kinh đang mong muốn chấm dứt chu kỳ leo thang trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã quyết định trì hoãn một số thuế quan đối với hàng hóa Mỹ trong tuần trước và Tổng thống Trump đã phản hồi lại chỉ vài giờ sau đó, với thông báo trì hoãn hai tuần về việc tăng thuế theo lịch trình cho tháng Mười. Như tờ Wall Street Journal đưa tin, Tổng thống Trump đã thể hiện mong muốn tìm cách rút lại một số thuế quan sau khi lợi ích doanh nghiệp của Mỹ làm đẩy mạnh chiến dịch vận động hành lang tích cực vào tháng trước sau khi thuế quan được tuyên bố.
Cuối cùng, IEA dự báo thiếu hụt nguồn cung dầu khoảng 0,8 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2019, do cắt giảm OPEC +, nhu cầu mạnh hơn và tăng trưởng đá phiến của Mỹ chậm hơn dự kiến.
Tuy nhiên, đây thực sự chỉ là “một sự thở phào ngắn ngủi”, cơ quan cảnh báo. “Tuy tồn kho tăng không ngừng nghỉ mà chúng ta đã chứng kiến kể từ đầu năm 2018 đã tạm dừng, nhưng đây là tạm thời. Đá phiến của Mỹ đã chậm lại, nhưng vẫn dự kiến sẽ tăng thêm 1,25 triệu thùng/ngày trong năm nay (một con số có lẽ hóa ra là lạc quan). Sản lượng nhiều hơn đang đến từ Na Uy và Brazil khi các dự án tăng mạnh.
“Chẳn mấy chốc, các nhà sản xuất OPEC + sẽ một lần nữa chứng kiến sự gia tăng sản lượng dầu ngoài OPEC với sự cân bằng thị trường trở lại thặng dư đáng kể và gây áp lực lên giá cả”, IEA cho biết trong báo cáo của mình. “Sự thách thức của việc quản lý thị trường vẫn còn là một điều khó nhằn trong năm 2020”.
IEA dự báo nguồn cung ngoài OPEC tăng 1,9 triệu thùng/ngày trong năm nay trước khi tăng lên 2,3 triệu thùng/ngày vào năm tới. Điều đó trái ngược hoàn toàn với tăng trưởng nhu cầu chỉ lần lượt là 1,1 triệu thùng/ngày và 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2019 và 2020.
Với nguồn cung dự kiến sẽ tiếp tục vượt xa nhu cầu, áp lực đối với OPEC + để cắt giảm sâu hơn sẽ tăng lên. IEA dự kiến nhu cầu về dầu thô của OPEC sẽ thấp hơn 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2020 so với sản lượng của nhóm trong tháng trước.
Trong khi đó, tại một cuộc họp giám sát ở Abu Dhabi tuần trước, OPEC đã đồng ý tăng cường việc tuân thủ các cắt giảm sản xuất hiện tại, nhưng không kiềm chế để thúc đẩy giảm sâu hơn. Biện pháp này nhằm mục đích cố gắng khiến Iraq và Nigeria đưa mức sản xuất của họ trở lại, sau khi liên tục bơm nhiều hơn mức đã thỏa thuận. Iraq nói rằng họ sẽ cắt giảm sản lượng bớt 175.000 thùng/ngày vào tháng 10 và Nigeria đã đồng ý giảm 57.000 thùng/ngày. Vào tháng 8, ba quốc gia tham gia thỏa thuận OPEC + gồm Iraq, Nigeria và Nga - đã sản xuất nhiều hơn 0,6 triệu thùng/ngày so với mức được phân bổ.
“Để đạt được sự ổn định thị trường, điều bắt buộc là chúng tôi phải duy trì mức độ gắn kết cao trong OPEC và trong các đối tác của mình tại OPEC”, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, Bộ trưởng năng lượng mới của Saudi, cho biết tại Ủy ban giám sát chung của OPEC ở Abu Dhabi.
Nguồn tin: xangdau.net