Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của OPEC, và đặc biệt là Saudi Arabia, luôn thiết lập một mức giá dầu đủ cao để đáp ứng nhu cầu thu nhập, nhưng cũng đủ thấp để ngăn cản hạn chế nhà sản xuất khác đầu tư vào năng lực sản xuất và người tiêu dùng sẽ ngày trở nên tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả hơn. Trong khi các thị trường năng lượng và phần lớn thế giới tập trung vào việc cắt giảm sản xuất của OPEC và "sự tái cân bằng thành công" của giá dầu trong phạm vi 50-60, nhiều người bỏ lỡ thực tế rằng triển vọng trung hạn ngày càng tích cực đối với OPEC và tiêu cực đối với người tiêu dùng và an ninh năng lượng của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ, thông qua một chiến lược thận trọng nhằm định kỳ giảm giá và phá vỡ kế hoạch đầu tư của các công ty bên ngoài OPEC, Saudi Arabia và các thành viên khác của OPEC làm suy yếu kế hoạch đầu tư ngoài OPEC và cố gắng tạo ra nguồn cung tương lai thiếu hụt và giá cao hơn. Thị trường dầu mỏ đã chứng kiến sự thao túng như vậy gần đây nhất là giai đoạn 2014-2016, khi OPEC đẩy giá dầu xuống dưới 30 USD/thùng. Trừ phi có một lượng lớn các dự án phát triển dầu khổng lồ (5 tỷ USD +) được bắt đầu trong 12-18 tháng tới, giá dầu sẽ cao hơn rất nhiều trong thập niên 2020 so với mức giá hiện nay.
Kinh doanh xăng dầu (và khí tự nhiên) là có một không hai vì bản chất của chu kỳ đầu tư. Nhu cầu kinh phí to lớn, thời gian cần thiết để hoàn thành dự án, vòng trì hoãn thông tin phản hồi bị trì hoãn do thời gian giao hàng kéo dài, tham nhũng và chủ nghĩa quốc gia về tài nguyên ở nhiều nước sản xuất, và sự tập trung dầu cho an ninh kinh tế và quân sự phức tạp hơn trong quá trình đầu tư dầu mỏ . Không có ngành nào khác phải đối mặt với quy mô như vậy với tất cả những khó khăn này.
Kể từ sự nổi lên của OPEC trong những năm thập niên 1960, đầu tư dầu mỏ đã trải qua khoảng năm giai đoạn. Vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng gần gấp đôi với sức tiêu thụ tăng từ 30,7 triệu thùng mỗi ngày vào năm 1965, lên 55,6 triệu thùng vào năm 1973. Các công ty dầu hàng đầu ("Seven Sisters") chậm chạp trong việc đáp ứng sự tăng trưởng bởi vì của một số lý do, đặc biệt là mối đe dọa quốc gia hoá của nhiều nước nắm giữ nguồn cung. Kết quả là, đầu tư cho thăm dò và sản xuất giảm. Với việc tăng giá gấp bốn lần sau năm 1973, các công ty bắt đầu đầu tư vào năng lực sản xuất ồ ạt. Đến năm 1981, thế giới đã có công suất sản xuất thừa và giá cả và đầu tư sụp đổ. Vào năm 2000, giá đã vượt ra khỏi phạm vi 10 -20 USD và có xu hướng đi lên. Ngoại trừ năm 2009 (năm hậu khủng hoảng tài chính), đầu tư tăng đều. Đến năm 2014, theo IEA, chi phí đầu tư toàn cầu vượt quá 700 tỷ USD. Kết quả của sự bùng nổ trong chi tiêu này là có thể đoán trước. Tương tự như giai đoạn 1973-1981, ngành công nghiệp này tạo ra sản lượng dư thừa quá lớn. Đến giữa năm 2014, giá dầu sụt giảm và sau đó là đầu tư.
Trong hình thức đơn giản nhất của nó, chu kỳ dầu khí hoạt động như sau: Giá cao dẫn đến đầu tư cao; đầu tư cao tạo ra sản xuất cao hơn dẫn đến giá thấp; giá thấp khiến đầu tư chựng lại; đầu tư thấp dẫn đến hụt cunh, từ đó khiến giá cao, mang lại đầu tư cao,... Tuy nhiên, chìa khóa của những thiếu hụt và thặng dư này là vai trò của OPEC trong việc cấu trúc sự thiếu hụt cung cho thị trường hoặc không quản lý được chức năng đầu tư.
Khoảng cách nguồn cung trong trung hạn
Chu kỳ đầu tư rất quan trọng vì giá cả có xu hướng đi theo nó với độ trễ từ 5-7 năm. Chu kỳ đầu tư sẽ không cho chúng ta biết nếu giávào năm 2022 là 50 USD hay 55 USD, nhưng sẽ cho chúng tôi biết nếu giá sẽ ở mức gần 25 USD hoặc 100 USD. Nếu có bất cứ điều gì, việc đưa dầu chu kỳ ngắn hạn của Mỹ hiện đang tạo ra một niềm tin sai lầm về an ninh và vô tình giúp OPEC bởi vì nó giúp cho nhiều công ty dễ dàng và có lợi trong việc trì hoãn những dự án đầu tư lớn. Sự sợ hãi hay thực tế OPEC đang làm giảm giá và phá hoại hàng tỷ đô la đầu tư một cách tự nhiên khiến cho các công ty do dự khi đầu tư. Nhưng nếu không có những khoản đầu tư này vào các dự án quy mô lớn, các đường cong suy giảm tự nhiên của các mỏ dầu hiện có sẽ vượt xa tăng trưởng sản lượng dầu mỏ của Mỹ.
Trong khi con số về tỷ lệ suy giảm ngoài đá phiến là rất khó xác định một cách chính xác, chúng ta biết rằng nếu không có đầu tư liên tục vào năng lực sản xuất truyền thống cũng như phát triển các mỏ dầu hiện có, "tỷ lệ suy giảm được quan sát" (hoặc tỷ lệ giảm dầu sản xuất) là khoảng 5-7%mỗi năm. Một số nhà phân tích ngày nay thậm chí nói rằng tỷ lệ này là gần 8%. Tỷ lệ suy giảm này có nghĩa là ngành công nghiệp này cần mang đến gần 4-5 triệu thùng mỗi ngày mỗi năm chỉ để duy trì sản xuất ổn định. Và điều này thậm chí không xét lượng dầu cần thiệt để đáp ứng tăng trưởng nhu cầu hằng năm xấp xỉ 1 triệu thùng/ngày. Do đó, đến năm 2022, thế giới sẽ cần sản xuất mới khoảng 40 triệu thùng. Ngay cả với những dự báo lạc quan nhất đối với việc sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có sản lượng trên 10 triệu thùng/ngày, phần lớn chênh lệch này sẽ không được đáp ứng mà không có sự đầu tư truyền thống mới. Hơn nữa, một phần lớn tăng trưởng đá phiến của Mỹ tăng sẽ chỉ đơn giản là thay thế sự sụt giảm tại các khu vực dầu mỏ khác của Mỹ như Vịnh Mexico, Alaskan North Slope và California.
Vào năm 2014, chi phí phát triển dầu và khí đốt toàn cầu là hơn 700 tỷ đô la. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vào năm 2015 và 2016, chi phí này đã giảm 44%. IEA cũng dự kiến lạm phát điều chỉnh chi tiêu thượng nguồn năm 2017 tăng 3%, đạt hơn 400 tỷ USD, làm phức tạp thêm triển vọng đầu tư. Tuy nhiên, một khoản chi dùng không cân xứng của lượng chi tiêu này sẽ là dầu thô chu kỳ ngắn của Mỹ và sự cải thiện các dự án cũ, chứ không phải là phát triển mới. Số tiền chi tiêu này không đủ để lấp dầy khoảng cách nguồn cung sắp tới. Mặc dù mức chi tiêu này sẽ thu hẹp khoảng cách nguồn cung trong những năm 2020 nhưng nó sẽ không giải quyết được tình trạng này. Và ngay cả khi khoảng cách còn lại chỉ 1-2 triệu thùng/ngày, nó có thể và có lẽ sẽ có tác động lớn đến giá cả. Thâm hụt liên tục thậm chí là 1 triệu thùng mỗi ngày, hoặc 1%, sẽ có một tác động giá rất lớn. Các nỗ lực của OPEC để giữ thị trường thiếu cung, sự từ chối mở hầu hết diện tích cho các công ty dầu tư nhân và thiếu khả năng trong việc cân bằng đầu tư với nhu cầu của nhóm này làm cho thị trường biến động và ít an toàn hơn cho người tiêu dùng năng lượng.
Nguồn: xangdau.net