Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC+ đang cân nhắc cắt giảm thêm 500.000 thùng dầu mỗi ngày


OPEC và các đồng minh đang xem xét cắt giảm sản lượng của họ thêm 500.000 thùng dầu mỗi ngày do ảnh hưởng của sự bùng phát virus corona tới nhu cầu dầu mỏ.

Tổ chức OPEC và các đồng minh gồm cả Nga gọi là OPEC+ đang xem xét tổ chức cuộc họp các Bộ trưởng vào ngày 14 - 15/2, sớm hơn so với kế hoạch trước đó vào tháng 3/2019.

Giá dầu đã giảm hơn 10 USD trong năm nay xuống 55 USD, thấp hơn so với mức mà nhiều quốc gia OPEC cần để cân bằng ngân sách. Sự bùng phát virus corona tại Trung Quốc có thể cắt giảm nhu cầu hơn 250.000 thùng/ngày trong quý 1/2020.
Iran thành viên OPEC cho biết sự lây lan của virus đã ảnh hưởng tới nhu cầu dầu mỏ và kêu gọi nỗ lực để ổn định giá, theo cơ quan thông tấn IRNA của Iran.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh cho biết “thị trường dầu mỏ bị áp lực đi xuống và giá đã giảm xuống dưới 60 USD/thùng và những nỗ lực phải được thực hiện để cân bằng điều này”.

Tạp chí Phố Wall đã báo cáo rằng có lựa chọn đang được xem xét là Saudi Arabia tạm thời cắt giảm 1 triệu thùng dầu mỗi ngày để hỗ trợ thị trường này. Reuters không thể xác minh báo cáo này.

Nga cho biết họ sẵn sàng chuyển cuộc họp của OPEC+ sang tháng 2/2020. Quốc gia này là nhà sản xuất dầu lớn nhất ngoài OPEC đang liên minh với OPEC.

OPEC và hội đồng ngoài OPEC đã kêu gọi Ủy ban Kỹ thuật chung (JTC) tổ chức cuộc họp vào ngày 4 - 5/2 tại Vienna để đánh giá ảnh hưởng của virus tới nhu cầu. Ủy ban kỹ thuận này có thể giới thiệu bất cứ hành động nào để hỗ trợ thị trường này.

OPEC+ đang giảm nguồn cung dầu để hỗ trợ giá, đã đồng ý cắt giảm sản lượng 1,7 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2019 cho tới cuối tháng 3/2020. Cuộc họp tới dự kiến vào ngày 5 - 6/3/2020.

Các đối tác cũng đang bàn luận gia hạn thỏa thuận cắt giảm và tổ chức này muốn kéo dài thỏa thuận cắt giảm ít nhất tới tháng 6/2020.

Nền kinh tế của Saudi Arabia, lớn nhất trong thế giới Arab, vẫn bị thống trị bởi doanh thu hydrocarbon bất chấp các kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế. Vương quốc này cần giá dầu quanh 80 USD/thùng để cân bằng ngân sách. 

 Nguồn tin: vinanet.vn

ĐỌC THÊM