Giá dầu đang giảm trong tuần này do lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và các biện pháp phong tỏa được áp đặt ở châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới tiếp tục là nguyên nhân chính gây ra sự bất ổn trên thị trường. Nhưng bất chấp tất cả những biến động này, các dự báo ngắn hạn vẫn sáng sủa.
Quyết định của OPEC + cho thấy sự lạc quan đối với thị trường
Quyết định có phần bất ngờ của OPEC + để nới lỏng mức cắt giảm 2,1 triệu thùng/ngày không dẫn đến giảm giá, ngược lại, giá dầu đã tăng gần 4% ngay sau khi cuộc họp kết thúc. Nhiều yếu tố góp phần vào quyết định này của nhóm, đó là: sản lượng tăng chậm trong khoảng thời gian 3 tháng; sản lượng gia tăng từ OPEC có thể được hấp thụ một phần bởi việc sản xuất điện trong mùa hè; và sự lạc quan về nhu cầu quay trở lại trong mùa hè có thể vượt nguồn cung toàn cầu hiện có.
Với thỏa thuận mới, OPEC + sẽ tăng sản lượng 350.000 thùng/ngày vào tháng 5, 350.000 thùng/ngày vào tháng 6 và 450.000 thùng/ngày vào tháng 7. Thêm vào đó, Saudi sẽ bắt đầu tăng 250.000 thùng/ngày vào tháng 5, 350.000 thùng/ngày vào tháng 6 và 400.000 thùng/ngày vào tháng 7. Tuy nhiên, hiện có khoảng 3 triệu thùng sẽ được bù vào cuối tháng 9 và kế hoạch bù lại sẽ được đệ trình vào giữa tháng 4.
Với quyết định này, OPEC + đang thử nghiệm thị trường, và các điều chỉnh vẫn có thể xảy ra khi nhóm họp lại vào cuối tháng này. Bên cạnh đó, việc gia tăng sản lượng từ Nga và Kazakhstan đã được cho phép trong hai tháng qua sẽ được đưa vào hạn ngạch sản xuất mới, đảm bảo sự phân bổ công bằng về việc cắt giảm sản lượng cho các thành viên tham gia. Nhìn chung, quyết định này cho thấy OPEC + đang có quan điểm lạc quan về sự phục hồi nhu cầu trong nửa cuối năm. Và trong khi một số ý kiến cho rằng OPEC + dựa trên những phỏng đoán, thì chênh lệch giá giữa các kỳ hạn hợp đồng rộng hơn, công suất lọc dầu lọc dầu và nhu cầu tăng đối với nhiên liệu hàng không và đường bộ ủng hộ quan điểm này.
Quyết định này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi lo ngại về giá năng lượng tăng ở các nước tiêu thụ lớn. Điều này được thể hiện qua quyết định của Saudi Aramco khi tăng giá dầu thô nhẹ sang châu Á thêm 0,4 đô la, trong khi giảm 0,1 đô la cho Mỹ và châu Âu. Động thái này phản ánh nhu cầu ngày càng tăng tại các thị trường châu Á, nơi Aramco bán khoảng 50% sản phẩm của mình.
Nhu cầu các sản phẩm dầu của Mỹ vượt mức trước đại dịch
Tồn kho dầu thô thương mại ở Mỹ hiện không được như kỳ vọng của OPEC và vẫn cao hơn mức trung bình giai đoạn 2015-2019. Tuy nhiên, sự gia tăng tồn kho dầu thô của Mỹ phần lớn có thể là do tác động của đợt đóng băng tại Texas, điều này đã bù đắp một phần công việc khó khăn mà OPEC + đã thực hiện vào năm ngoái.
Dữ liệu mới nhất của EIA cho thấy tồn kho dầu thô giảm 3,5 triệu thùng/ngày xuống còn 498,3 triệu thùng. Lượng dầu đầu vào của nhà máy lọc dầu Mỹ cũng tiếp tục phục hồi và hiện đạt hơn 15 triệu thùng/ngày, tăng 103.000 thùng/ngày so với tuần trước đó, so với 15,85 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Nhu cầu sản phẩm dầu mỏ đã vượt mức trước đại dịch vào tuần trước ở mức 20,31 triệu thùng/ngày, so với 19,99 triệu thùng/ngày vào năm 2019.
Nguồn cung Iran quay trở lại có thể là mối lo ngại đối với thị trường
Trong khi đó, thị trường lo ngại không chỉ về tốc độ phục hồi nhu cầu, mà còn cả nguồn cung dự kiến được bổ sung đến từ Iran. Mỹ và các nước châu Âu khác đang tổ chức các cuộc đàm phán gián tiếp với Iran tại Vienna. Cơ hội thành công của các cuộc đàm phán này vẫn chưa chắc chắn, nhưng trong khi đó, Iran đang tăng cường xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc với giá hấp dẫn. Theo FGE, xuất khẩu của Iran đã tăng lên 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng Hai. Nhưng hiện tại, OPEC dường như không lo ngại về sự gia tăng xuất khẩu dầu thô của Iran.
Một mối quan tâm khác, có lẽ được thị trường đánh giá thấp, đó là sự mạnh lên của chỉ số đô la Mỹ, được thúc đẩy bởi sự gia tăng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Báo cáo việc làm mới đây của Mỹ cao hơn dự kiến của đã thúc đẩy các trader định giá trước khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu tăng lãi suất.
Nguồn tin: xangdau.net