Các ước tính sản lượng của OPEC từ một vài cuộc khảo sát được đưa ra và chúng cho thấy nhóm này, mặc dù đã nỗ lực hết mình, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thành công trong nỗ lực đẩy giá lên cao hơn. Thay vào đó, nhóm đã duy trì sản xuất tương đối ổn định vào tháng trước, điều này đóng vai trò như một mức trần cho giá quốc tế.
Reuters và Bloomberg đều báo cáo số liệu sản xuất của OPEC cho tháng 3 vào ngày 01/5, với cả hai số liệu cho thấy mức tương đối ổn định. Cuộc khảo sát của Reuters ước tính mức giảm 90.000 thùng/ngày trong sản xuất chung của toàn tổ chức, với Venezuela và Iran, như thường lệ, là hai nước đã đẩy tổng sản lượng đi xuống, được giúp sức bởi Ả Rập Xê Út và các đối tác vùng Vịnh, tiếp tục cắt giảm sản xuất theo nghĩa vụ trong thỏa thuận OPEC +. Cuộc khảo sát của Reuters đã chốt mức trung bình hàng ngày trong tháng 3 ở mức 30,23 triệu thùng.
Khảo sát dữ liệu của Bloomberg thu được con số khá gần với tổng sản lượng tháng 3, ở mức 30,3 triệu thùng/ngày, mặc dù ước tính con số này cao hơn 25.000 thùng/ngày so với tháng 2. Thật thú vị và có lẽ trái với mong đợi, một trong những thành viên đóng góp cho sự gia tăng ước tính này là Libya: một trong những thành viên bất ổn nhất của OPEC, và một trong những nước đã được miễn trừ cắt giảm, đã cố gắng tăng sản lượng vào tháng trước bằng cách khôi phục lại hoàn toàn sản xuất tại mỏ dầu lớn nhất của mình, Sharara.
Sản lượng dầu của Iran, theo khảo sát của Bloomberg, đã giảm 80.000 thùng/ngày xuống 2,63 triệu thùng/ngày vào tháng trước và Angola cũng đã giảm sản lượng, 60.000 thùng/ngày. Sản lượng của Venezuela tiếp tục giảm, theo dữ liệu trước đó từ TankerTrackers.com và từ Reuters. Tuy nhiên, sản lượng Libya tăng 90.000 thùng/ngày, bù đắp nhiều hơn cho sự suy giảm của Iran.
Tuy nhiên, Saudi, nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, được cho là nhân tố chính trong trò chơi giá dầu. Nước này đã cắt giảm nhiều hơn so với thỏa thuận để đẩy giá thậm chí lên cao hơn nữa. Đồng thời, Riyadh, mặc dù Bộ trưởng Năng lượng Khalid al-Falih, đã đảm bảo với Tổng thống Donald Trump khi đáp lại lời kêu gọi giảm giá rằng họ sẵn sàng ngưng việc cắt giảm bất cứ khi nào cần thiết. Những lời bảo đảm này đã làm kìm hãm giá sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố chấm dứt miễn trừ đối với các khách hàng mua dầu mỏ lớn nhất của Iran, làm phản tác dụng mục đích đẩy giá của Ả Rập Xê Út lên gần 80 USD/thùng.
OPEC dường như đã biến thành một yếu tố khó lường. Trong khi Ả Rập Xê Út có thể khiến cho các nước láng giềng vùng Vịnh, ngoại trừ Qatar, tuân thủ và điều chỉnh sản xuất theo các ưu tiên của họ, thì các nhà sản xuất lớn còn lại trong nhóm không quá đáng tin cậy. Bên cạnh Iran, Venezuela và Libya, tất cả đều được miễn trừ khỏi cắt giảm và có khả năng gây bất ngờ như vậy, cũng có những nhà sản xuất lớn như Iraq và Nigeria, cả hai đều có kế hoạch tăng cường sản xuất đáng kể và mong muốn bắt đầu thực hiện chúng.
Chỉ vài tuần trước, tin đồn chủ yếu về dầu là liệu việc cắt giảm OPEC + có được kéo dài để giữ giá cao hơn hay không. Vẫn còn cơ hội cho điều đó nhưng với rất nhiều sự không chắc chắn trong chính OPEC và áp lực cạnh tranh mới gia tăng từ dầu Mỹ, các cuộc thảo luận sẽ diễn ra vào cuối tháng này khi OPEC + gặp nhau chắc chắn là sẽ rất thú vị. Đối với các nhà giao dịch, dường như lần này cũng sẽ tiếp tục thú vị.
Nguồn tin: xangdau.net