Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự siết chặt cung dầu sắp tới?

Thị trường dầu mỏ đang “thắt chặt”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong báo cáo hàng tháng của họ vào tuần trước.

Báo cáo đã có nhiều cảnh báo về sự thắt chặt c của thị trường dầu khi nhu cầu thế giới về chất lỏng màu đen này dự kiến ​​sẽ đạt 100 triệu thùng/ngày trong ba tháng tới, trong khi đó, bức tranh nguồn cung không phải là màu hồng do sản lượng giảm ở Mỹ Latin; lệnh cấm xuất khẩu áp đặt vào Iran của Mỹ; tình huống bất ổn ở các nước như Libya; và cuối cùng, sự thắt chặt cơ sở hạ tầng ở Permian Baisn, khu vực dầu mỏ đá phiến lớn nhất của Mỹ.

Cuộc khủng hoảng sắp tới trên thị trường dầu sẽ không bị giới hạn trong năm tới. Nhiều người, như TTK Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và giám đốc IEA, đang cảnh báo rằng các khoản đầu tư hiện tại, rất ít ỏi trong các dự án dầu khí sẽ bắt đầu có tác động trong tương lai gần.

Tring bối cảnh này, liệu có hợp lý để đề hỏi OPEC, ngân hàng trung ương cho dầu toàn cầu, đã sẵn sàng cho sự thắt chặt trên thị trường chưa.

Nhiều nỗ lực đã được thực hiện bởi OPEC để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vài năm tới, nhưng điều đó vẫn chưa đủ, trừ khi những người khác bên ngoài nhóm sản xuất có thể tham gia giải quyết thách thức này. Cho đến nay, mọi thứ có vẻ như gây thất vọng trong ngắn hạn.

Brazil đã thất bại trong mục tiêu tăng sản lượng khai thác dầu trong năm nay: Nước này chỉ tăng thêm 30.000 thùng/ngày trong khi IEA dự kiến ​​tăng ít nhất 260.000 thùng/ngày. Các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ không tăng nguồn cung nhiều hơn những gì họ đã đạt được cho đến khi nhiều đường ống được xây dựng hoặc mở rộng hơn - và sẽ mất ít nhất 10 đến 15 tháng kể từ bây giờ.

Do đó, chúng ta đang dặp chân tại chỗ và áp lực sẽ xảy ra với OPEC và các đồng minh mới của nhóm, do Nga dẫn đầu, phải làm điều gì đó.

Các nhà sản xuất OPEC đã làm rất nhiều với chi phí vốn rất cao. Riêng Saudi đang có kế hoạch đầu tư 300 tỷ đô la vào các dự án dầu khí trong vòng 10 năm tới.

Công ty dầu mỏ quốc gia, Saudi Aramco, đang chạy đua để mang lại một sự thúc đẩy khổng lồ mới cho thị trường từ mỏ dầu Khurais. Một nhà máy tách dầu và khí mới sẽ được đưa vào hoạt động trong ba tháng tới để bổ sung thêm 300.000 thùng dầu mỏ Arab Light vào thị trường, nâng toàn bộ năng lực sản xuất của mỏ dầu này lên 1,5 triệu thùng/ngày, gấp rưỡi sản lượng hàng ngày của Oman và ít hơn 500.000 thùng/ so với mức Mexico có thể sản xuất trong một ngày.

Tuy nhiên, điều đó sẽ không dễ dàng như vậy. Đúng là các mỏ dầu của Saudi (cả trên đất liền và ngoài khơi) có chi phí hoạt động thấp nhất trong ngành, nhưng điều đó không có nghĩa là chi phí và sự phức tạp của các hoạt động không tăng lên.

Ví dụ, tỷ lệ nước ở các cánh đồng dầu của Saudi (phần trăm nước được sản xuất với mỗi thùng dầu) là một khu vực mà chi phí đang tăng lên. Lượng nước bổ sung cần thêm các thiết bị để xử lý và xử lý nó, vì nó có độ mặn cao.

Saudi Aramco cũng đang thuê thêm giàn khoan và khoan nhiều giếng hơn và hiện đang khai thác các khu vực ngoài khơi để duy trì năng lực sản xuất tối đa ở mức 12 triệu thùng/ngày. Chi phí cho thuê một giàn khoan ngoài khơi có thể gấp đôi số tiền đó cho giàn khoan đất liền.

Trong vài tuần qua, công ty này đã trao hai hợp đồng khoan ngoài khơi. Hợp đồng đầu tiên đã  được trao cho một công ty Mỹ, Baker Hughes của GE, để khoan trong cánh đồng dầu Marjan; hợp đồng còn lại được trao cho China Harbor Engineering Arabia để xây dựng hai hòn đảo khoan để tăng cường sản xuất tại lĩnh vực ngoài khơi Berri.

Công ty này cũng đang có kế hoạch tăng công suất cho Zuluf, một lĩnh vực ngoài khơi khổng lồ khác, lên 600.000 thùng/ngày; tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có chi tiết về thời điểm hoặc cách thức sẽ xảy ra.

Trên bờ, công ty này cũng dự kiến ​​sẽ hoàn thành việc tái khai thác mỏ dầu Dammam nổi tiếng của mình, nơi Aramco lần đầu tiên khai thác dầu vào năm 1938, sản xuất 25.000 thùng/ngày vào năm 2021, nâng lên 75.000 thùng/ngày vào năm 2026.

Đây là những khoản tăng trưởng lớn dự kiến ​​sẽ đến từ Saudi Arabia trong vài năm tới để đảm bảo công suất 12 triệu thùng/ngày sẽ có mặt.

Các thành viên OPEC khác cũng đang làm điều gì đó về cuộc khủng hoảng dầu sắp tới. Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của nhóm, có kế hoạch tăng sản lượng lên hơn 7,5 triệu thùng/ngày vào 2023-2024, bao gồm 6 triệu thùng/ngày để phân bổ cho xuất khẩu và phần còn lại cho các nhà máy lọc dầu địa phương.

Kuwait cũng đang đẩy mạnh sản xuất và sẽ bơm một lượng dầu thô đáng kể trong năm nay và năm sau từ các mỏ dầu ở phía bắc của đất nước. UAE cũng tăng thêm công suất hàng năm để đạt được mục tiêu 3,5 triệu thùng/ngày vào năm 2020.

Libya, Nigeria, Iran và Venezuela có thể không có khả năng tăng sản xuất do rủi ro địa chính trị hoặc vấn đề an ninh. Vì vậy, toàn bộ gánh nặng của thị trường trong vài năm tới sẽ chỉ còn lại ở một số quốc gia.

Tuy nhiên OPEC vẫn có những hạn chế của mình - khi giá dầu tăng cao hơn trong mùa đông này, nhóm vẫn có thể hành động và phản ứng với nhu cầu tăng vọt ngắn hạn. Trong trung và dài hạn, OPEC cần giá cao hơn, tình hình chính trị ổn định và nhu cầu ổn định để đầu tư hơn nữa.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM