Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bỗng trở thành trung tâm của mối căng thẳng giữa các quốc gia Ả Rập và Israel, với tầm ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
OPEC được biết đến như một tổ chức với tầm ảnh hưởng đáng kể trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế - đặc biệt là liên quan đến cuộc xung đột Israel - Palestine. Cuộc phỏng vấn ngày 21/11 của Bộ trưởng Dầu mỏ Libya Mohamed Oun với S&P Global Commodity Insights đã nêu bật quan điểm phức tạp của OPEC đối với cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza.
Lời nhắc lịch sử: Lệnh cấm vận năm 1973
Ông Oun nhấn mạnh tính không đồng nhất giữa các thành viên của OPEC - một tổ chức có cả những quốc gia thành viên ngoài Ả Rập. Điều này cho thấy, có khả năng những bên ủng hộ Israel sẽ chần chừ trong việc ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ. Trong khi đó, Iran có quan điểm khác hẳn. Họ là một thành viên có tiếng nói trong OPEC và họ luôn ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị các nước khai thác vùng Vịnh bác bỏ. Tình hình này có điểm tương đồng với lệnh cấm vận dầu mỏ năm 1973, khi các nhà khai thác Ả Rập cắt giảm sản lượng, tăng giá dầu và cắt đứt giao hàng sang Mỹ và các nước tiêu thụ khác vì đã ủng hộ Israel. Lệnh cấm vận này đã gây ra một cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu chưa từng có, khiến giá dầu tăng gấp 4 lần và gây nên tình trạng thiếu xăng ở Mỹ.
Lời kêu gọi hành động của Libya
Ông Oun đã lấy tư cách là một công dân Libya nhằm kêu gọi các nước Ả Rập trừng phạt Israel và các nước phương Tây ủng hộ Israel trong cuộc chiến ở Dải Gaza. Tuy nhiên, ông không nhắc đến việc sử dụng dầu làm vũ khí.
Thay vào đó, ông nói: “Cần phải xem xét mọi biện pháp khả thi nhằm gây áp lực lên cộng đồng phương Tây, thúc đẩy Israel chấm dứt các vụ thảm sát này”.
OPEC+ cắt giảm tự nguyện
Phần lớn các chính trị gia Libya đều lên án cuộc chiến của Israel ở Gaza, nhưng chưa có sự đồng thuận nào về việc sử dụng dầu mỏ làm phương tiện gây áp lực. Việc Libya có đưa ra bất kỳ quyết định nào như vậy hay không sẽ còn tùy thuộc vào chính phủ, không phải Bộ Dầu mỏ. Đồng thời, lời kêu gọi cấm vận của Iran được đưa ra trong bối cảnh Ả Rập Xê-út và Nga - hai nước đồng lãnh đạo nhóm OPEC và các đối tác (OPEC+), vừa cắt giảm hạn ngạch sản lượng dầu của họ.
Những chính sách cắt giảm tự nguyện này là mức bổ sung vào quyết định cắt giảm 2 triệu thùng/ngày của OPEC+ kể từ tháng 11/2022, và chúng đã gây nhiều ảnh hưởng rõ rệt đến thị trường toàn cầu. Sản lượng của Ả Rập Xê-út - quốc gia tự nguyện cắt giảm 1,5 triệu thùng/ngày khỏi hạn ngạch kể từ tháng 7, đã giảm xuống còn 9 triệu thùng/ngày trong tháng 10, tức mức thấp nhất trong hai năm. Trong khi đó, xuất khẩu của Nga giảm đi 300.000 thùng/ngày.
Nguồn tin: PetroTimes