Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC có khả năng trì hoãn quyết định chính sách sản lượng tới tháng 6/2019

 

OPEC và các đối tác không thể quyết định chính sách sản lượng của họ trong tháng 4/2019 do còn quá sớm để có một bức tranh rõ ràng về tác động của việc cắt giảm nguồn cung tới thị trường.

Các nguồn tin cho biết chính sách sản lượng của OPEC+ được dự kiến sẽ xem xét trong tháng 6/2019 với việc gia hạn của hiệp ước có thể xảy ra, nhưng phụ thuộc nhiều vào mức độ trừng phạt của Mỹ với cả các thành viên OPEC là Iran và Venezuela.

Một nguồn tin OPEC cho biết “cho tới nay có khả năng quyết định gia hạn thỏa thuận này trong tháng 6. Không có gì nhiều được dự định cho tháng 4, chỉ để thảo luận về hiệp ước hợp tác OPEC và ngoài OPEC”.

OPEC và các đồng minh của họ nhóm họp lần tới tại Vienna vào 17-18/4/2019 và các đại biểu cho biết một cuộc họp khác dự kiến vào ngày 25 - 26/6/2019.

Một nguồn tin khác của OPEC cho biết kết quả rất có thể của cuộc họp tháng 6/2019 là gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng hiện nay. Nguồn tin này cho biết “nhưng sản lượng của các quốc gia miễn trừ đã thấp hơn mức tháng 10/2918 là 700.000 thùng/ngày. Có lẽ sẽ có một số điều chỉnh”.

Vào ngày 1/1/2019, tổ chức OPEC và các đồng minh bắt đầu cắt giảm sản lượng mới để tránh dư cung có thể làm suy yếu giá. OPEC, Nga và các đồng mình khác (gọi là OPEC+) đã đồng ý giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày trong 6 tháng. Trong đó tỷ trọng của OPEC là 800.000 thùng/ngày được phân cho 11 thành viên - ngoại trừ Iran, Libya và Venezuela được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm này. Mức cơ sở để giảm sản lượng là sản lượng của họ trong tháng 10/2018.

Tính tới tháng 2/2019, theo khảo sát của Reuters, OPEC đã hoàn toàn thực hiện việc cắt giảm 800.000 thùng/ngày so với mức tháng 10/2018. Các nhà sản xuất được miễn trừ đã miễn cưỡng sụt giảm 900.000 thùng/ngày kể từ tháng 10/2018, đưa tổng sản lượng cắt giảm của OPEC lên 1,7 triệu thùng/ngày.

Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt với công ty dầu nhà nước PDVSA của Venezuela trong tháng 1/2019, đang làm xuất khẩu của nước này chậm lại. Sản lượng tại nước này, một trong 3 nhà sản xuất hàng đầu của OPEC đã sụt giảm trong nhiều năm do suy thoái kinh tế.

Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Manuel Quevedo, người cũng trong danh sách trừng phạt của Mỹ, hiện nay giữ chức chủ tịch OPEC. Các nguồn tin của OPEC cho biết Quevedo sẽ tiếp tục vị trí là chủ tịch của tổ chức xuất khẩu này.

Iran cũng là đối tượng các lệnh trừng phạt của Mỹ. Các lệnh cấm vận này đang giảm một nửa xuất khẩu dầu của Iran. Nhưng trong tháng 11/2018, Washington đã cấp miễn trừ cho một số khách mua dầu thô Iran, cho phép họ tiếp tục nhập khẩu miễn là họ cắt giảm lượng mua đáng kể. Mỹ có thể quyết định liệu sẽ cấp miễn trừ mới cho các nước tiêu thụ dầu không vào ngày 4/5/2019.

Nguồn tin đầu của OPEC cho biết “OPEC hiện đang theo dõi liệu mọi thứ sẽ trở nên quá nghiêm trọng với Venezuela hay Iran không”. “Đó là lo ngại của chúng tôi hiện nay”.

Nguồn tin: vinanet.vn

ĐỌC THÊM