Chiến lược "làm bất cứ điều gì" của OPEC cho đến nay có nghĩa là Ả Rập Xê Út sẽ thực hiện cắt giảm sản xuất bổ sung khi các thành viên không tuân thủ. Một số thành viên đang hy vọng OPEC sẽ sử dụng chiến lược đó một lần nữa và dùng nó như là đòn bẩy đàm phán.
Tuy nhiên, lần này, Saudis có lẽ sẽ không đóng vai anh lớn với các đồng minh OPEC của họ.
Lời đe dọa mới là sự tuân thủ sẽ phải thực sự trong khoảng thời gian này - từ tất cả các thành viên - hoặc việc cắt giảm sẽ không xảy ra. OPEC sẽ thành công như thế nào trong việc đưa các thành viên không tuân thủ của mình vào khuôn khổ và làm thế nào để tiếp tục thực hiện điều đó thì vẫn chưa rõ.
OPEC có bất cứ con át chủ bài nào khác để chơi không, ngoài động lực của Ả Rập Xê Út để đi một mình?
Thành viên ương bướng của OPEC
Thành viên đó chính là Iraq. Nước này đã liên tục và đặc biệt không tuân thủ các biện pháp cắt giảm. Mặc dù không tuân thủ cắt giảm nhưng Iraq hoàn toàn ủng hộ các cắt giảm sâu hơn và dài hơn.
Và không giống như một số thành viên OPEC nhỏ hơn, ý kiến và sự tuân thủ thỏa thuận của nước này rất quan trọng: Iraq sản xuất nhiều dầu hơn bất kỳ thành viên OPEC nào khác ngoại trừ Ả Rập Saudi. Sản lượng của Iraq đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, theo EIA, và hiện sản xuất gần 5% sản lượng dầu thế giới.
Ngoài Ả Rập Xê Út, không có thành viên OPEC nào khác có ảnh hưởng cắt giảm sản lượng nhiều như Iraq.
Thật không may cho OPEC, tình hình Iraq quá phức tạp. Để hiểu được mức độ phức tạp và trước khi một giải pháp cho sự tuân thủ quá mức của họ có thể được phát hiện, người ta phải hiểu được sự khắt khe của ngành dầu mỏ Iraq.
Môi trường chính trị thảm khốc của Iraq đã chiếm phần lớn sự chú ý của đất nước. Không rõ thỏa thuận của OPEC thực sự quan trọng ra sao, giữa tất cả những tình trạng bất ổn dân sự. Tuy nhiên, điều quan trọng đối là nó đang tạo ra đủ doanh thu từ dầu để phù hợp với túi tiền của các quan chức chính phủ.
Ngành dầu mỏ Iraq không giống như Ả Rập Saudi. Trong khi sản xuất dầu của Ả Rập Xê-út là 100% dưới sự kiểm soát của chính phủ, thì công ty dầu lửa nhà nước Iraq chỉ kiểm soát một phần nhỏ. Còn lại là do các công ty dầu tư nhân nắm giữ, chẳng hạn như Lukoil, 75% cổ phần tại một trong những mỏ dầu lớn nhất của Iraq (400.000 thùng/ngày), West Qurna 2; và sáu hợp đồng đồng sản xuất của Exxon tại khu vực Kurdistan và cổ phần ở West Qurna 1 (465.000 thùng/ngày), khiến Iraq gần như không thể kiểm soát được sản lượng của mình -và thậm chí còn không tính được sản lượng dầu từ Chính quyền khu vực Kurdistan, nơi mà Iraq không có kiểm soát.
Vậy OPEC có thể làm gì để kiểm soát Iraq?
Không nhiều lắm, thật đấy. OPEC, hay nói đúng hơn, Ả Rập Xê Út -phải thuyết phục chính phủ Iraq và các công ty dầu khí nước ngoài hoạt động ở Iraq về hai điều: 1) việc cắt giảm sản xuất sẽ giúp nâng giá, và do đó làm như vậy là vì lợi ích tốt nhất của mọi người và 2) rằng Saudi Ả Rập sẽ gánh phần lớn việc cắt giảm. Và rồi việc cùng nhau cắt giảm sẽ có sức mạnh để làm thay đổi giá nhiều hơn.
Tuy nhiên, không chắc rằng Iraq sẽ tuân thủ đầy đủ. Tại sao? Bởi vì Iraq và Exxons và Lukoils biết rằng Ả Rập Xê Út sẽ thực hiện hầu hết việc cắt giảm, ngay cả khi chính họ không tuân thủ. Ả Rập Saudi cần cắt giảm nhiều hơn so với Iraq, và nhiều hơn là Exxon và Lukoil.
OPEC có thể làm được rất ít để thay đổi quá trình sản xuất dầu của Iraq.
Nga
Về phía đối tác ngoài OPEC, Nga là đối thủ nặng ký và họ không trung thành với việc cắt giảm -một sự thật đã gây sức ép lên giá dầu trong suốt năm 2019. Nga, không giống như những đồng minh ở Vịnh Ba Tư, cũng không hài lòng về giá dầu quá cao. Giá dầu cao hơn có nghĩa là giá xăng cao hơn, và giá xăng cao sẽ khiến công chúng không hài lòng – những người dân vốn ủng hộ chính sách kinh tế của Tổng thống Vladimir Putin cho đến nay. Putin đang lo lắng về vấn đề đó.
Sự tham gia của Nga vào việc cắt giảm sản lượng cũng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là hơn Iraq. Nếu không có sự tham gia của Nga, các thành viên OPEC vốn đã rơi vào thời kỳ khó khăn như Iran và Venezuela có thể quyết định không tham gia.
Vậy OPEC có thể làm gì để lôi kéo Nga? Đầu tiên, nhóm này có thể chấp thuận yêu cầu của Nga để loại bỏ khí ngưng ra khỏi số liệu cắt giảm sản xuất. Về mặt kỹ thuật, điều này có nghĩa là Nga đã và đang tuân thủ và vì vậy việc chấp thuận theo yêu cầu của Nga để loại bỏ khí ngưng ra khỏi cắt giảm sản xuất, điều mà không một thành viên OPEC nào khác để ý suy xét tới, sẽ không làm thay đổi điều gì ngoại trừ nhận thức của công chúng. Nhưng đó là một vấn đề quan trọng đối với Nga, quốc gia đã tăng sản lượng khí ngưng thông qua một mỏ dầu ở Đông Siberia, mỏ dầu này đã đi vào sản xuất chỉ cách đây một vài tháng.
Mặc dù Nga vẫn sẽ sản xuất cùng một lượng dầu nếu loại bỏ khí ngưng khỏi các tính toán, nhưng nhận thức sẽ là hai trong số các đồng minh có tiếng nói trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất, OPEC và Nga- đang tuân thủ thỏa thuận. Điều này sẽ củng cố giá về đường dài, ngay cả khi không có sự thay đổi đáng kể về số liệu sản xuất dầu.
Thứ hai, OPEC có thể tiếp tục làm những gì mà họ đã và đang làm cùng nhau. Nga, nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, chắc chắn, đã được động viên khi Ả Rập Xê Út nới lỏng các tiêu chí thiệt hại sâu bệnh đối với lúa mì nhập khẩu. Bây giờ, Nga có quyền tiếp cận vào thị trường Ả Rập Saudi- một đề xuất hấp dẫn. Các yếu tố khác đã khiến cho Nga cùng đồng hành đó là hàng tỷ đô la trong các thỏa thuận song phương khác. Sự tham gia của Nga vào thỏa thuận OPEC dường như đã mang lại cho họ một số đặc quyền thương mại.
Những thành viên không tuân thủ khác
Có những thành viên OPEC không tuân thủ khác, chẳng hạn như Congo, Ecuador, Gabon và Nigeria, được phân công cắt giảm tổng cộng 85.000 thùng/ngày.
Nigeria, thành viên được cho là sẽ cắt giảm 53.000 thùng/ngày trong số 85.000 thùng/ngày đó, đã không tuân thủ trong cả năm, và mặc dù đã cam kết vào ngày 1 tháng 10 là sẽ tuân thủ 100%, nhưng sản lượng tháng 10 của họ là 1,811 triệu thùng/ngày, vượt xa hạn mức 1,774 triệu thùng/ngày, theo Báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất của OPEC.
Tuy nhiên, Nigeria đã tăng mức độ tuân thủ trong vài tháng qua, so với tháng 8 khi Nigeria sản xuất trung bình 1,87 triệu thùng/ngày. Vừa mới tuần này, Nigeria tiếp tục nhắc lại cam kết của mình đối với thỏa thuận OPEC, và xu hướng giảm sản xuất trong vài tháng qua cho thấy rằng họ có thể chân thành. Nigeria cũng tuyên bố rằng sản lượng tháng 11 đã thực sự ở mức thích hợp, theo S & P Global Platts. Tuy nhiên, số liệu chính thức từ OPEC vẫn chưa được công bố cho tháng 11.
Vì vậy, đối với Nigeria, OPEC có thể không cần phải làm gì nhiều, ngoài áp lực không rõ ràng mà nhóm đã đặt ra cho quốc gia châu Phi này để tuân thủ.
Các bên kết thỏa thuận khác không thuộc OPEC đã sản xuất quá mức các chỉ tiêu của họ là Malaysia, được phân công cắt giảm 15.000 thùng/ngày; và Oman, được giao nhiệm vụ cắt giảm 25.000 thùng/ngày, theo Bloomberg. Trong số này, sản xuất thừa của Malaysia là gây lo ngại nhiều nhất, sản xuất vượt hơn 77.000 thùng/ngày trong tháng Mười. Petronas, công ty dầu khí nhà nước của Malaysia, đã chứng kiến lợi nhuận quý 3 giảm 50%, một phần là do doanh số bán dầu thô thấp hơn, nhưng cũng do giá dầu thấp hơn khi tồn kho dầu toàn cầu vẫn cao. Các thỏa thuận khác, chẳng hạn như liên doanh hóa dầu giữa Ả Rập Saudi và Petronas ở Pengerang, không thể gây ảnh hưởng khi nó khiến cho Malaysia sản xuất ít hơn.
Bất kỳ thành viên nào khác không tuân thủ thỏa thuận đều gần như là chuyện nhỏ nhặt.
OPEC không thể khiến các thành viên tuân thủ hoàn toàn, ngoại trừ có lẽ là Nigeria. Tuy nhiên, Ả-rập Xê-út vẫn có thể thực hiện các biện pháp cắt giảm sản lượng, và được thúc đẩy để tiếp tục làm như vậy, bất chấp những cách gian lận của các đồng nghiệp có ít động lực hơn để cắt giảm.
Nguồn tin: xangdau.net