Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC chuyển sang bi quan về triển vọng thị trường dầu

 

OPEC nhìn thấy một triển vọng "có phần bi quan" trong thời gian còn lại của năm 2019, ngay cả khi nguồn cung vẫn được thắt chặt trong ngắn hạn.

Trong báo cáo mới nhất của mình, OPEC chỉ giảm nhẹ dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu, xuống còn 1,1 triệu thùng mỗi ngày cho năm 2019, chỉ giảm 0,04 triệu thùng mỗi ngày so với một tháng trước đó. Ước tính đó có thể là quá lạc quan và chính OPEC cho biết dự báo này "chịu rủi ro giảm giá xuất phát từ những điều không chắc chắn liên quan đến sự phát triển kinh tế toàn cầu."

Đáng chú ý, OPEC cho biết nguồn cung toàn cầu có thể tăng 1,97 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, vượt xa đáng kể so với tăng trưởng nhu cầu. Tuy nhiên, con số đó giảm 72.000 thùng/ngày so với ước tính trước đó, do tăng trưởng sản xuất thấp hơn dự kiến ​​ở Hoa Kỳ, Brazil, Thái Lan và Na Uy.

Trong một dấu hiệu đáng lo ngại khác về nguồn cung dư thừa sắp xảy ra, OPEC cho biết tồn kho dầu ở các nước OECD đã tăng 31,8 triệu thùng trong tháng 6 so với một tháng trước đó, tăng lên 67 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm. Nói cách khác, trong khi OPEC + đang họp để kéo dài thời gian cắt giảm sản xuất thêm 9 tháng nữa, thì tồn kho đang tăng lên, một dấu hiệu của một thị trường dư cung.

Với một lưu ý hơi tích cực (đối với OPEC), nhóm đã điều chỉnh tăng nhu cầu đối với dầu thô của mình thêm 0,1 triệu thùng/ngày cho cả năm 2019 và 2020. Tuy nhiên, vẫn cho biết nhu cầu dầu dành cho nhóm, sẽ giảm xuống 29,4 triệu thùng/ngày trong năm 2020, từ 30,7 triệu thùng/ngày của năm nay.

Dựa trên những con số đó, OPEC + đang nhìn chằm chằm vào tình trạng dư cung nghiêm trọng vào năm tới nếu không có hành động tiếp theo. Nhóm này hoặc có thể tuân thủ với mức sản xuất hiện tại và nguy cơ thị trường có một đợt suy thoái khác, hoặc là có thể cắt giảm sản xuất nhiều hơn.

Điều xảy ra tiếp theo phần lớn nằm ngoài tầm tay của OPEC. Diễn biến giá gần đây gần như hoàn toàn là do sự thay đổi niềm tin liên quan đến nền kinh tế toàn cầu. “Sự biến động trên thị trường dầu tiếp diễn và giá dầu vẫn rất dễ bị biến động. Sau khi giảm mạnh vào thứ Tư, Brent đã bị tấn công mạnh mẽ một lần nữa hôm thứ Năm, giảm hơn 3% chỉ trong vài giờ”, Commerzbank cho biết trong một ghi chú vào thứ Sáu. "Giá dầu hiện tại vẫn phó mặc cho các kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu, và do đó bị kẹt giữa những lo ngại về kinh tế và hy vọng rằng tranh chấp thương mại có thể kết thúc sớm."

Doanh số bán lẻ của Mỹ đã làm giảm bớt một số lo ngại vào thứ Sáu, nhưng bối cảnh toàn cầu vẫn đáng lo lắng, và việc công bố dữ liệu liên tục từ khắp nơi trên thế giới tiếp tục chỉ ra theo hướng tiêu cực. Chỉ trong tuần trước, đường cong lãi suất kho bạc Mỹ đã đảo ngược, thị trường chứng khoán và tiền tệ sụp dổ ở Argentina, giá dầu biến động và lo ngại lan rộng về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ngay cả Mỹ cũng không ngoại lệ, mặc dù hầu hết số liệu cho đến gần đây là tốt. Đơn cử như, các nhà phân tích Phố Wall đã cắt giảm triển vọng thu nhập của các công ty cho quý thứ ba trong những tuần gần đây. "Mọi người trong tháng Tư và đến đầu tháng Năm đều nghĩ rằng nền kinh tế sẽ tốt hơn trong nửa cuối năm nay, chiến tranh thương mại sẽ được giải quyết, chắc chắn sẽ không leo thang", Giám đốc điều hành của Eastman Chemical -Mark Costa cho biết vào tháng trước, được WSJ dẫn lời. "Và bây giờ chúng ta đang ở trong một thế giới rất khác, nơi tôi không nghĩ điều đó là đúng ... không có nhiều dấu hiệu phục hồi kinh tế trong nửa cuối năm."

Cuối cùng, Mỹ sẽ đấu tranh để vượt qua một sự suy giảm toàn cầu. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã vẽ một bức tranh ảm đạm cho quý thứ ba, nói rằng khối lượng thương mại "có khả năng vẫn còn yếu." Ngành ô tô toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề trong năm nay, với sự thu hẹp mạnh mẽ ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đức. Ngành công nghiệp ô tô Mỹ cũng đang bắt đầu cho thấy một số dấu hiệu căng thẳng.

Vấn đề đối với giá dầu là triển vọng cho năm 2020 là khá bi quan, với sự tăng trưởng cung vượt xa nhu cầu. Đó là kịch bản cơ bản hiện nay. Nhưng khả năng xảy ra suy thoái kinh tế tiếp tục gia tăng, điều này đe dọa tình trạng dư cung sẽ tồi tệ hơn nhiều.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM