Các quốc gia OPEC bắt tay vào một nỗ lực ngoại giao cuối cùng để đảm bảo một thỏa thuận về cắt giảm cung dầu, với Qatar, Algeria và Venezuela đang ra sức thúc giục để vượt qua sự chia rẽ giữa các nhà sản xuất lớn nhất của nhóm, theo một đại biểu thông thuộc với tiến trình đàm phán.
Nỗ lực ngoại giao bí mật diễn ra sau khi các cuộc họp song phương cuối tuần qua đã không giải quyết được những rạn nứt, trong khi chỉ còn có 2 tuần để chốt thỏa thuận trước khi Hội nghị Bộ trưởng diễn ra vào ngày 30/11 tại Vienna, theo vị đại biểu này, người yêu cầu dấu tên vì tính chất các cuộc họp này không được công khai. Saudi Arabia, Iraq và Iran vẫn chưa thống nhất về cách thức chia sẻ gánh nắng cắt giảm sản lượng, người này cho biết.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ vẫn chưa tìm thấy được phương hướng thống nhất để hoàn thành thỏa thuận cắt giảm sơ bộ đạt tại Algiers vào ngày 28/09, kết thúc chính sách khai thác không có giới hạn kéo dài 2 năm. Sau khi đạt mức tăng ban đầu lên tới gần 54usd một thùng, Brent đã giảm còn 44usd, nghi ngờ ngày càng gia tăng về việc thực hiện các thỏa thuận. Tổng sản lượng khai thác của các thành viên vẫn đang phát triển do Libya và Nigeria đang phục hồi lại từ bạo lực trong nước đã làm sản xuất chựng lại.
Saudi Arabia, nhà lãnh đạo dấu tên của OPEC, sẵn sàng cắt giảm sản lượng, nhưng chỉ khi các nỗ lực được xây dựng xung quanh bốn trụ cột, đại biểu này cho biết. Tất cả các thành viên cần phải nhất trí với hành động tập thể, cam kết chia sẻ gánh nặng cắt giảm một cách công bằng, và làm như vậy một cách minh bạch và có uy tín với thị trường. Vấn đề sau có thể đạt được bằng cách sử dụng ước tính của OPEC về mức khai thác của mỗi thành viên là bao nhiêu, hơn là dựa trên các số liệu ước tính của chính quốc gia đó, vị đại biểu cho biết.
Trong thực tế, có nghĩa là Saudi Arabia vẫn nghĩ Iraq cần phải cắt giảm sản lượng và Iran phải đóng băng sản xuất quanh mức hiện tại, người này cho biết. Cho đến nay cả hai nước trên vẫn chưa đồng ý thực hiện điều đó. Như kết quả ban đầu đã nêu ở Algiers, Libya và Nigeria sẽ được miễn trừ giảm cung.
Iran đang xem xét một đề nghị để đông sản xuất dầu gần mức mà nước này cho biết là mình đang khai thác - gần 4 triệu thùng một ngày - chứ không phải là ước tính khoảng 3,7 triệu thùng một ngày của OPEC, vị đại biểu cho biết. Iraq đang xem xét cắt giảm, nhưng chỉ từ mức sản xuất chính thức khoảng 4,8 triệu thùng một ngày, không phải là 4,6 triệu thùng một ngày của OPEC ước tính Iraq đã khai thác.
Iraq đã tìm cách miễn trừ tham gia bất kỳ cắt giảm sản xuất nào, lập luận rằng cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo biện minh cho việc nước này phải được đối xử đặc biệt. Iran đã khẳng định sẽ không chấp nhận bất kỳ giới hạn về sản xuất nào cho đến khi sản xuất trở lại mức trước khi bị trừng phạt quốc tế là khoảng 4 triệu thùng một ngày.
Qatar và Algeria là những kiến trúc sư của nỗ lực trước đó trong năm nay để đạt được một thỏa thuận hạn chế nguồn cung OPEC, trong khi Bộ trưởngNăng lượng Venezuela đóng vai cầu nối giữa Iran và các thành viên khác của nhóm. Saudi Arabia, Iraq và Iran là ba nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC, chiếm khoảng 55% sản lượng của nhóm, theo dữ liệu của Bloomberg.
OPEC đã cam kết ở Algiers sẽ đưa khai thác của nhóm giảm còn trong phạm vi 32,5-33 triệu thùng một ngày, so với sản lượng 33,6 triệu thùng một ngày trong tháng trước. Nhóm này cũng đang tìm kiếm sự hợp tác từ Nga và các nhà sản xuất khác ngoài nhóm, mặc dù cho đến nay chưa có bất cứ quốc gia nào đã cam kết kiềm chế sản lượng. Nếu không có thỏa thuận, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA dự đoán rằng năm 2017 sẽ là thứ tư liên tiếp, mà nguồn cung sẽ cao hơn nhu cầu tiêu thụ.
"Nếu cung thừa duy trì trong năm 2017 thì chắc chắn sẽ có một số nguy cơ giá giảm trở lại," IEA cho biết trong báo cáo mỗi tháng phát hành ngày 10/11.
Nguồn: xangdau.net