Giá dầu tăng mạnh hôm thứ Hai nhờ tin tức OPEC chỉ bổ sung một lượng cung khiêm tốn cho thị trường trong tháng Chín, trái với những kỳ vọng trước đó.
Ả Rập Saudi đã cam kết rằng nó sẽ tăng sản lượng dầu trong tháng Chín và một lần nữa vào tháng Mười, mặc dù không có quyết định từ OPEC + về việc gia tăng sản lượng chính thức. Tuy nhiên, một báo cáo từ Reuters cho thấy rằng tuy Riyadh tuân theo cam kết này vào tháng trước, nhưng nó chỉ bổ sung thêm một lượng tương đối khiêm tốn với 50.000 thùng mỗi ngày so với mức tháng Tám.
Quả thực, cả OPEC đã sản xuất 32,85 triệu thùng/ngày trong tháng 9, chỉ tăng 90.000 thùng/ngày so với tháng trước đó. Sự gia tăng phần lớn có thể chỉ vì sự phục hồi sản lượng từ Libya, nơi sản xuất nhảy vọt lên trên 1 triệu thùng/ngày.
Nếu bạn bỏ Libya ra khỏi phương trình này - vì Libya không nằm trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng ràng buộc của OPEC + - thì mức tuân thủ giới hạn đầu ra đã tăng từ 122% lên 128% trong tháng Chín. Xét về khối lượng sản xuất, có nghĩa là đã giảm 70.000 thùng/ngày.
OPEC vẫn có thể tăng sản lượng với sự giúp sức của Libya, nhưng những lo ngại của thị trường về sự thắt chặt nguồn cung thì chưa chấm dứt. Xét cho cùng, sự gia tăng của Libya có thể chỉ xảy ra một lần duy nhất, một sự phục hồi sau khi sản lượng bị gián đoạn từ những tháng trước. Và xung đột đang diễn ra trong nước có nghĩa là luôn có nguy cơ bị gián đoạn nhiều hơn. Nigeria cũng đã giải quyết được một số sự cố, thêm vào khoảng 50.000 thùng/ngày trong tháng trước. Reuters lưu ý rằng Angola tăng sản xuất vào tháng 9 nhờ khởi động một mỏ dầu mới, mặc dù mức sản lượng của nước này vẫn còn thấp hơn nhiều so với hạn mức được phân bổ của nó như là một phần của thỏa thuận OPEC +.
Đây là những sự gia tăng nguồn cung đáng kể, nhưng sẽ khó mà lặp lại.
Do đó, trọng tâm chính của thị trường dầu mỏ trong vài tuần tới sẽ là sự căng thẳng giữa nguồn cung giảm từ Iran và Venezuela với sự gia tăng nguồn cung từ Saudi Arabia. Mức tăng 50.000 thùng/ngày của Saudi trong tháng 9 đã vượt lượng dầu bị mất 100.000 thùng/ngày từ Iran.
Các nhà đầu tư lớn dường như không tin vào sự quả quyết của Saudi Arabia rằng thị trường hiện được cung cấp tốt. Các quỹ đầu cơ và nhà quản lý tiền khác đã tăng đặt cược của họ vào các hợp đồng dầu kỳ hạn trong tuần kết thúc vào ngày 25 tháng 9, tuần thứ năm liên tiếp gia tăng vị thế dài ròng. Vị thế giá lên được tập trung vào hợp đồng Brent kỳ hạn, chứ không phải WTI, phản ánh nguồn cung thắt chặt ở Trung Đông trong khi sản lượng đá phiến kỷ lục của Mỹ đang gặp khó khăn với công suất đường ống không đủ phục vụ.
Trong khi đó, còn có một số tin tức khác mà có lẽ đã góp phần trong việc đẩy dầu Brent lên trên 84 USD/thùng vào thứ Hai. Thứ nhất, ngay cả khi các công ty khai thác đá phiến tiếp tục thực hiện kế hoạch thì số lượng giàn khoan của Mỹ đã giảm trong tuần trước đó, điều này cung cấp một số bằng chứng về sự suy giảm trong hoạt động khoan.
Quan trọng hơn, Trung Quốc có lẽ đang không chịu nổi trước sức ép của Mỹ để cắt giảm nhập khẩu dầu từ Iran. Sinopec cho biết đã cắt giảm một nửa lượng dầu nhập khẩu từ Iran trong tháng trước, mặc dù con số cụ thể vẫn chưa rõ. Các nguồn tin nói với Reuters rằng các quan chức Mỹ đã đến Trung Quốc để đưa ra "tối hậu thư" cắt giảm mua dầu của Iran.
"Giá đã được hỗ trợ bởi những tin tức gây ngạc nhiên rằng một công ty dầu nhà nước từ Trung Quốc đã giảm mua dầu đáng kể từ Iran. Các nguồn tin thân cận cho biết lượng dầu bốc dỡ đã giảm một nửa xuống còn 130.000 thùng mỗi ngày trong tháng trước”.
Commerzbank nói rằng với việc Trung Quốc cắt giảm, có nguy cơ là xuất khẩu dầu của Iran giảm tới khoảng 2 triệu thùng/ngày. "Để phản hồi với những diễn biến mới nhất, chúng tôi đang điều chỉnh dự báo cuối năm của mình cho Brent lên 85 USD mỗi thùng," ngân hàng cho biết.
Vẫn chưa rõ liệu kịch bản này có diễn ra hay không, nhưng việc mất 2 triệu thùng/ngày trong xuất khẩu của Iran sẽ rất khó khăn để bù đắp. OPEC sẽ chật vật để bù đắp cho một lượng dầu lớn bị mất này, ngay cả khi nhóm đã được sử dụng hầu hết công suất dự phòng của mình. Điều đó mở ra khả năng đưa dầu từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Hoa Kỳ hoặc Mỹ cấp quyền miễn trừ cho những nước đang mua dầu của Iran. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán.
"Tôi không nghĩ rằng có ai đó có thể dự đoán được tất cả điều này sẽ diễn ra như thế nào trong hai tháng tới," Cohen của Barclays nói, theo tờ Wall Street Journal.
Nguồn tin: xangdau.net