OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng đủ nhu cầu trong bối cảnh thế giới đang phục hồi trở lại sau đại dịch. Điều này dẫn đến nguy cơ tạo thêm áp lực cho giá dầu thô.
Theo Reuters, nhiều thành viên thuộc tổ chức OPEC+ như Nigeria, Angola và Kazakhstan nhiều tháng qua đã phải vật lộn để nâng sản lượng do khối lượng công việc bảo dưỡng quá lớn sau thời gian dài bị trì hoãn bởi đại dịch COVID-19 và nhiều hạng mục vẫn thiếu nguồn vốn đầu tư.
Gian lận và sản xuất vượt sản lượng đã cam kết vốn là những vấn đề mà OPEC+ khi thực hiện siết chặt nguồn cung. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi trong những năm gần đây do dòng vốn đầu tư chảy vào lĩnh vực năng lượng tái tạo như một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng.
Bất chấp sự gia tăng của năng lượng tái tại, thế giới vẫn đang tiêu thụ lượng dầu thô kỷ lục, điều này sẽ thêm áp lực lên Arab Saudi và các nhà sản xuất khu vực vùng Vịnh trong việc bơm thêm dầu trong những năm tới.
Hôm 21/9, hai nguồn tin OPEC+ cho biết mức độ tuân thủ cam kết giảm sản lượng đã tăng lên 116% trong tháng 8 so với mức 109% hồi tháng 7.
Việc một số thành viên không thể nâng sản lượng lên mức đã thỏa thuận cho thấy khoảng trống trong nguồn cung có thể nới rộng. Điều này đồng nghĩa gánh nặng đè lên các nước đứng đầu như Arab Saudi ngày càng lớn nếu nhu cầu phục hồi lại bằng với mức trước đại dịch vào quý II/2022.
Hồi đầu tháng 9, OPEC+ nhất trí nâng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày.
Dữ liệu sản xất trong tháng 8 cho thấy Nigeria, Angola và Kazakhstan là các quốc gia có sản lượng dưới mức cam kết.
Việc thiếu đầu tư, thăm dò mỏ dầu và sự rút lui của một số công ty khai thác dầu mỏ đã cản trở nỗ lực của Angola và Nigeria. Còn với Kazakhstan, sản lượng giảm chủ yếu do mỏ dầu lớn nhất nước này là Tengiz vẫn đang trong quá trình bảo trì kéo dài từ tháng 8 đến nay.
Ủy ban kỹ thuật hỗn hợp OPEC + (JTC), cơ quan đánh giá các nguyên tắc cơ bản của thị trường, dự kiến họp vào ngày 29/9 trước cuộc họp ngày 4/10 của bộ trưởng năng lượng của các nước.
Bộ trưởng dầu mỏ Irap Abdul Jabar cho rằng OPEC+ sẽ duy trì thỏa thuận về sản lượng hiện tại nếu giá vẫn duy trì ổn định.
Quan điểm này được lặp lại bởi Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei rằng việc thay đổi thỏa thuận hiện tại là điều không cần thiết.
Nguồn tin: Vietnambiz