Các thương nhân Châu Âu và Trung Quốc đang vận chuyển 22 triệu thùng dầu từ Biển Đen và Azerbaija tới Châu Á trong tháng này, tìm cách lấp vào khoảng trống nguồn cung được tạo ra bởi việc cắt giảm sản lượng của OPEC.
Số liệu lưu lượng giao dịch dầu của Reuters cho thấy hơn 11 triệu thùng dầu North Sea Forties hoặc là đã được dỡ xuống tàu hoặc đang trên đường tới Châu Á, cộng thêm 11 triệu thùng dầu Azeri từ Azerbaija.
Kim ngạch xuất khẩu kỷ lục đến với kỳ vọng nguồn cung dầu Trung Đông hạn chế hơn do kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC nhằm nỗ lực vực giá dầu lên.
Nhìn thấy cơ hội bán dầu Biển Bắc có lời trong các hợp đồng arbitrage (chênh lệch giá) tới Châu Á, 7 tàu chở dầu cực lớn được thuê bởi các công ty kinh doanh hàng hóa như Vitol và Mercuria, ông lớn của Châu Âu - Royal Dutch Shell, và công ty lọc dầu của Trung Quốc –Unipec hoặc đã giao hàng hoặc dự kiến sẽ sớm bốc dỡ dầu thô Châu Âu tới Trung Quốc và Hàn Quốc trong tháng này, theo nguồn tin giao dịch và số liệu Reuters.
“Châu Á cần dầu, Châu Âu có dầu. Việc cắt giảm sản lượng của OPEC đã làm tăng giá và điều đó bây giờ mang lại lợi nhuận khi bán dầu Châu Âu sang Châu Á”, một thương nhân kỳ cựu cho biết.
Thỏa thuận hồi tháng 12 của OPEC với việc đồng ý cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017, đã đẩy giá dầu chuẩn Dubai tăng so với Brent và WTI, cho phép Châu Á kéo nhiều nguồn cung có giá cả cạnh tranh hơn từ lưu vực Đại Tây Dương.
Mô hình contango (giá giao sau cao hơn giá giao ngay) cho dầu Brent đang diễn ra cũng làm cho các thương nhân có thể chốt lời đối với các lô hàng dài hạn.
Việc vận chuyển dầu North Sea Forties từ cảng Hound Point (Anh) tới các khách hàng ở Bắc Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, mất hơn 6 tuần.
Shipping North Sea Forties crude from its load port Hound Point in Britain to customers in North Asia, including Japan, South Korea and China, takes over six weeks.
CUỘC CHIẾN CHÂU Á
Các giao dịch nêu bật những khó khăn OPEC và các nước khác mà đã đồng ý cắt giảm phải đối mặt với, trong đó có Nga và Oman.
Tuy việc cắt giảm nguồn cung có thể đẩy giá lên tạm thời, nhưng điều này khiến cho các nước khác như công ty dầu phương tây có cơ hội để lấp đầy khoảng trống và bán dầu tới Châu Á, khu vực có nhu cầu tiêu thụ lớn nhất thế giới.
“Cuộc chiến thị trường thực sự là ở phía đông kênh đào Sue”, John Driscoll, Giám đốc công ty tư vấn năng lượng JTD Energy Services nằm tại Singapore, ý muốn đề cập tới việc đi qua kênh đào Sue, nơi nhiều tàu chở dầu di chuyển giữa Châu Âu, Trung Đông và Châu Á.
Các tàu này hiện đang chở dầu Châu Âu tới Châu Á với 11 triệu thùng dầu Forties, đánh bật mức kỷ lục trước đó là 10 triệu thùng hồi tháng 12/2015.
Và nhiều dầu hơn sẽ tới. Thêm hai tàu chở dầu siêu lớn Very Large Crude Carrier (VLCC) với 2 triệu thùng Forties mỗi tàu sắp cập cảng vào Bắc Á trong tháng 2 tới, trong khi ba tàu VLCCs đã được đăng ký để chở dầu trong tháng này đến Châu Á vào tháng 3 và 4.
Nguồn tin: xangdau.net