OPEC cho biết họ đã cắt giảm sản lượng mạnh theo một thỏa thuận nguồn cung toàn cầu, mặc dù có những yếu tố ngược chiều với những nỗ lực ngăn cản dư thừa trong năm nay gồm nhu cầu yếu hơn và sản lượng của đối thủ tăng.
Trong một báo cáo hàng tháng, OPEC cho biết sản lượng dầu họ của họ giảm gần 800.000 thùng/ngày trong tháng 1/2019 xuống 30,81 triệu thùng/ngày. Số liệu đó nhiều hơn một chút so với nhu cầu dự kiến đối với dầu thô của họ trung bình trong năm 2019.
Lo lắng bởi giá dầu giảm và nguồn cung ngày càng tăng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các đồng minh của họ gồm Nga hồi tháng 12/2018 đã đồng ý cắt giảm nguồn cung. Theo thỏa thuận này, OPEC đang giảm sản lượng 800.000 thùng/ngày từ tháng 1/1/2018.
Trong báo cáo này, OPEC cắt giảm 0,2 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 xuống 3,3% và nhấn mạnh một loạt yếu tố trái chiều như thương mại toàn cầu suy giảm.
OPEC cho biết trong báo cáo này “một số phát triển tích cực gần đây có thể hỗ trợ kinh tế toàn cầu ở mức hiện nay, gồm sự phục hồi trong giá dầu, khả năng tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung và việc thắt chặt tiền tệ ít tham vọng hơn của Cục dự trữ liên bang Mỹ”. “Tuy nhiên, điều này sẽ không nâng kinh tế toàn cầu vượt ra ngoài dự báo tăng trưởng”.
Dầu tiếp tục tăng trên 63 USD/thùng. Dầu thô tăng từ chưa tới 50 USD/thùng trong tháng 12/2018, được hỗ trợ bởi việc cắt giảm sản lượng của OPEC và việc sụt giảm bất ngờ bất chấp những lo ngại về nhu cầu đang chậm lại.
Việc cắt giảm nguồn cung là một bước ngoặt chính sách khi liên minh sản xuất gọi là OPEC+ trong tháng 6/2018 đồng ý tăng sản lượng trong bối cảnh áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump để giảm giá dầu và hỗ trợ cho trường hợp xuất khẩu thiếu hụt từ Iran.
OPEC đổi hướng sau khi giá giảm từ 86 USD/thùng trong tháng 10/2018, khiến các nhà sản xuất lo lắng về dư thừa. Việc cắt giảm của OPEC+ từ tháng 1/2017 đã thoát khỏi dư thừa trước đó.
Trong một dấu hiệu nguồn cung vượt trội, báo cáo của OPEC cho biết dự trữ dầu tại các nước đã phát triển trong tháng 12/2018 cao hơn mức trung bình 5 năm.
Trong tháng trước, quốc gia có sản lượng giảm mạnh nhất là Saudi Arabia và đã thông báo giảm 350.000 thùng/ngày.
Với việc cắt giảm nguồn cung giao trong tháng 1/2019, mười một nước thành viên OPEC dự kiến cắt giảm nguồn cung theo thỏa thuận đạt mức tuân thủ 86%, theo tính toán của Reuters - một mức cao so với chuẩn trong quá khứ của OPEC.
Mức tuân thủ có thể tăng trong những tháng tới khi Saudi Arabia tình nguyện giảm nguồn cung nhiều hơn thỏa thuận. Saudi Arabia dự định bơm khoảng 9,8 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2019, thấp hơn mục tiêu theo thỏa thuận hơn 500.000 thùng/ngày.
Sự sụt giảm tại Iran, Libya và Venezuela - được miễn trừ khỏi hiệp ước nguồn cung - có thể hỗ trợ hiệp ước.
OPEC cho biết nhu cầu năm 2019 đối với dầu thô của họ sẽ giảm xuống 30,59 triệu thùng/ngày, giảm 240.000 thùng/ngày so với báo cáo trước, do các đối thủ như Mỹ tăng sản lượng và nền kinh tế chậm lại hạn chế nhu cầu.
Điều này ngụ ý rằng thị trường toàn cầu sẽ dư thừa nhẹ khoảng 200.000 thùng dầu mỗi ngày trong năm 2019 nếu OPEC giữ mức sản lượng tháng 1/2019, mặc dù Saudi Arabia dự định giảm nguồn cung.
OPEC dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,24 triệu thùng/ngày trong năm 2019, giảm 50.000 thùng/ngày so với tháng trước. Các nhà sản xuất ngoài OPEC sẽ tăng sản lượng 2,18 triệu thùng/ngày, nhiều hơn 80.000 thùng/ngày so với dự báo trước.
Nguồn tin: vinanet.vn