Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại sẽ làm suy yếu nhu cầu dầu

Bộ phận phân tích của OPEC hôm thứ Năm cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại sẽ làm suy yếu nhu cầu dầu trong năm 2019, cung cấp hỗ trợ cho lời kêu gọi của một số thành viên của khối để kéo dài việc cắt giảm sản lượng dầu thô sắp hết hạn vào tháng 6.

Trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng, lần đâu tiên OPEC đã điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay xuống dưới 100 triệu thùng/ngày kể từ khi bắt đầu dự báo các nguyên tắc cơ bản năm 2019 vào tháng 7 năm ngoái.

Thế giới dự kiến ​​sẽ tiêu thụ 99,96 triệu thùng/ngày, tăng 1,24 triệu thùng/ngày so với năm 2018, OPEC ước tính.

Trong khi đó, dự báo nguồn cung ngoài OPEC năm 2019 đã được điều chỉnh tăng từ báo cáo tháng trước lên 64,43 triệu thùng/ngày, tăng 2,24 triệu thùng/ngày từ năm 2018, dẫn đầu bởi sản lượng đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng mạnh.

Với OPEC dự kiến ​​sẽ sản xuất 5,07 triệu thùng/ngày NGL, điều đó khiến cho cái gọi là dầu thô OPEC ở mức 30,46 triệu thùng/ngày.

Để cân bằng thị trường, khối sẽ phải cắt giảm sản lượng của mình từ mức 30,55 triệu thùng/ngày mà họ đã bơm vào tháng 2, theo các nguồn thứ cấp mà OPEC sử dụng để theo dõi sản lượng.

"Mặc dù nhu cầu dầu dự kiến ​​sẽ tăng với tốc độ vừa phải trong năm 2019, nhưng nó vẫn thấp hơn mức tăng trưởng mạnh được dự kiến ​​trong dự báo nguồn cung ngoài OPEC cho năm nay", OPEC cho biết trong báo cáo. "Điều này nhấn mạnh trách nhiệm chung cần được tiếp tục của tất cả các nước tham gia sản xuất để tránh tình trạng mất cân bằng và tiếp tục hỗ trợ ổn định thị trường dầu mỏ năm 2019."

Dự trữ dầu tính đến tháng 1 đứng ở mức 2,88 tỷ thùng, cao hơn khoảng 19,1 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm mà OPEC đang nhắm tới, theo báo cáo.

OPEC và 10 đồng minh không thuộc OPEC do Nga dẫn đầu đã đồng ý vào tháng 12 với thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày đến hết tháng 6, nhưng Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih cho biết ưu tiên của ông nhìn thấy thỏa thuận này được gia hạn để duy trì sự ổn định thị trường.

Một ủy ban giám sát quan trọng của OPEC/ngoài OPEC do Falih và nhà đồng cấp Nga Alexander Novak đồng chủ trì sẽ họp vào thứ Hai tại Azerbaijan để đánh giá việc tuân thủ các cắt giảm và thảo luận về triển vọng thị trường.

Toàn bộ liên minh OPEC/OPEC sẽ họp vào ngày 17-18/4 tại Vienna.

Sự tuân thủ của OPEC đối với hiệp định cung ứng dường như vẫn phụ thuộc phần lớn vào Saudi tiếp tục "dẫn đầu" về việc cắt giảm sản lượng. Hai nước Iran và Venezuela đang bị trừng phạt kinh tế, cùng với Libya đầy biến động, được miễn trừ khỏi thỏa thuận.

Trong báo cáo, Saudi Arabia cho biết họ đã sản xuất 10,14 triệu thùng/ngày trong tháng 2, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2018 và thấp hơn hạn ngạch theo thỏa thuận cung 10,31 triệu thùng/ngày. Các thông tin gián tiếp của OPEC ước tính 10,09 triệu thùng/ngày cho sản lượng tháng 2 của Saudi Arabia.

Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, cho biết họ đã bơm 4,55 triệu thùng/ngày trong tháng, mặc dù các nguồn tin gián tiếp cho thấy mức sản lượng cao hơn là 4,63 triệu thùng/ngày, vượt xa hạn ngạch 4,51 triệu thùng/ngày.

Iran, không cung cấp một con số tự báo cáo, đã sản xuất 2,74 triệu thùng/ngày trong tháng, các nguồn dữ liệu gián tiếp ước tính. Đất nước này đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ và các quyền miễn trừ đang cho phép tám quốc gia tiếp tục mua dầu của Iran sẽ hết hạn vào tháng 5. Các quan chức Mỹ đã không cho biết liệu những miễn trừ đó sẽ được gia hạn hay không.

Venezuela, cũng chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, cho biết họ đã sản xuất 1,43 triệu thùng/ngày trong tháng 2, giảm 60.000 thùng/ngày. Nhưng các nguồn tin gián tiếp đã chốt sản lượng của Venezuela ở mức 1,01 triệu thùng/ngày trong tháng 2.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM