OPEC lo ngại rằng lệnh cấm vận có khả năng xảy ra của Liên minh châu Âu đối với nhập khẩu dầu của Nga sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng và đã chuyển những lo ngại đó sang EU, Reuters đưa tin độc quyền hôm thứ Năm, dẫn các nguồn tin của OPEC.
Nga là đối tác quan trọng ngoài OPEC của tổ chức OPEC trong thỏa thuận sản xuất OPEC+, vốn đã giúp quản lý nguồn cung cho thị trường trong vài năm nay. OPEC+ và OPEC chưa chính thức bình luận về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine vì tổ chức này thường tránh đưa ra những bình luận liên quan tới địa chính trị hoặc bình luận về chế độ pháp quyền hoặc chính sách ở các quốc gia thành viên.
Đầu tháng 3, nhóm OPEC+ đã quyết định bổ sung 400.000 thùng dầu/ngày trong sản lượng dầu chung của mình vào tháng 4, bất chấp giá dầu tăng vọt sau khi một thành viên chủ chốt của hiệp ước, Nga, xâm lược Ukraine vài ngày trước cuộc họp của OPEC+. Trong cuộc họp ngắn hôm 2/3, OPEC+ quyết định giữ nguyên kế hoạch sản xuất và không đề cập đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine, đây là lý do khiến giá dầu lần đầu tiên tăng trên 100 USD/thùng kể từ năm 2014.
Các quan chức OPEC đã gặp các quan chức EU trong những tuần gần đây và OPEC đã nói rõ mối quan ngại của mình về lệnh cấm của EU đối với dầu của Nga, theo nguồn tin của Reuters.
Về phần mình, một quan chức tại EU nhận xét về cuộc họp với Reuters rằng “OPEC đã trình bày phân tích của họ về tình hình thị trường dầu mỏ và thông báo cho chúng tôi về kế hoạch sản lượng dầu”.
Quan chức EU này nói với Reuters rằng không có gì đáng bàn về các biện pháp trừng phạt bổ sung của EU đối với Nga.
Đầu tuần này, giá dầu đã tăng vọt sau khi các bộ trưởng EU nhóm họp để thảo luận về ý tưởng có khả năng cùng Mỹ cấm nhập khẩu dầu của Nga. Tuy nhiên, các Bộ trưởng đã không đạt được thỏa thuận về việc có nên trừng phạt Putin bằng lệnh cấm vận dầu mỏ hay không. Một số thành viên EU nhỏ, bao gồm Lithuania, đã thúc đẩy lệnh cấm vận, nhưng nền kinh tế lớn nhất, Đức, đã phản đối lệnh cấm.
Nguồn tin: xangdau.net