Nó không phải là một bí mật: OPEC đã tự dồn mình vào chân tường bằng cách dựa hoàn toàn vào việc kiểm soát nguồn cung để có thể điều khiển giá dầu quốc tế theo cách có lợi cho các thành viên của mình. Ngay bây giờ, giá cả suy giảm và không thể làm gì với nguồn cung. Liệu OPEC có thể hãm phanh giá dầu đang tuột dốc một cách không thể khắc phục được chăng?
Khi OPEC lần đầu tiên tuyên bố rằng các thành viên của mình đã đồng ý đặt ra một mức trần cho sản xuất của họ để đảo ngược giá giảm mạnh, thì nó đã cmang lại hiệu quả. Giá đã bị đẩy xuống mức thấp nhất được chứng kiến từ hơn một thập kỷ trước bởi sự bùng nổ đá phiến của Mỹ và nỗ lực của chính OPEC để ngăn chặn điều này bằng cách mở van sản xuất tối đa. Khi OPEC cho biết sẽ giảm dòng chảy này, giá đã tăng trở lại, mang lại sự cứu trợ rất cần thiết cho các nền kinh tế vốn rất phụ thuộc vào dầu mỏ ở vùng Vịnh, nó cũng mang lại sự cứu rỗi cho các nhà sản xuất dầu trên khắp thế giới, trong đó có cả đá phiến của Mỹ.
Đá phiến đã phục hồi quá tốt đến mức bây giờ sản lượng dầu của Mỹ đang ở mức cao nhất mọi thời đại khi nước này năm ngoái trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Trong khi đó, OPEC và các đối tác do Nga dẫn đầu đã quyết định cắt giảm một lần nữa. Tuy nhiên, lần này, việc cắt giảm đã không phát huy tác dụng. Giá vẫn suy yếu. Mặc dù Brent và WTI thực sự đều cao hơn so với trước khi đợt cắt giảm thứ hai được công bố, nhưng giá chuẩn quốc tế Brent thấp hơn nhiều so với các nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, đặc biệt là Ả Rập Saudi, cần phải có.
Lý do khiến cho những cắt giảm này không phát huy tác dụng là vì các động lực thị trường không theo dõi chúng. Họ đang theo dõi trận chiến thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh, một trận chiến có thể gây tổn hại cho nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Theo các nhà dự báo, nó đã gây thiệt hại cho nhu cầu dầu và kết quả là, đang làm ảnh hưởng tới giá cả.
“Gánh nặng của OPEC là để cho thấy rằng họ vẫn có các công cụ thích hợp để ngăn sự sụt giảm giá bị thúc đẩy không nhỏ bởi chính sách của Nhà Trắng”, Helima Croft, người đứng đầu chiến lược hàng hóa của RBC, cho biết, trong một lưu ý tới khách hàng được CNBC trích dẫn trong tuần này.
"Vụ sụp đổ giá gần đây vào năm 2014-2016 đã cho thấy tầm ảnh hưởng suy giảm mà OPEC hiện có đối với giá dầu. Trong khi OPEC tuyên bố cắt giảm sản lượng, thì sự bùng nổ đá phiến trên bờ của Mỹ dễ dàng chống lại bất kỳ đà tăng giá nào. Hiện tại, lệnh trừng phạt đối với Iran và Venezuela tiếp tục làm suy yếu ảnh hưởng của OPEC”, Jason Lavis, đối tác tại Drillers.com nói với Oilprice.
Khi OPEC + họp vào tháng 12 năm ngoái, các đối tác đã đồng ý đưa tổng cộng 1,2 triệu thùng/ngày ra khỏi thị trường dầu mỏ toàn cầu. Tháng 7 năm nay, họ đã đồng ý gia hạn cắt giảm cho đến cuối năm hoặc thậm chí đầu năm 2020. Tuy nhiên, tổng mức cắt giảm của cartel đang thực sự nhiều hơn 1,2 triệu thùng/ngày: Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và Iran đã làm tổn hại nghiêm trọng đến sản lượng của hai quốc gia này. Mặc dù vậy, Brent vẫn ngoan cố dao động quanh khoảng 60 đô la một thùng. Nỗi lo chiến tranh thương mại, cùng với sự gia tăng không ngừng trong sản xuất của Mỹ, đã chơi xỏ OPEC một vố.
Có vẻ như cách duy nhất để đạt được mức giá cao hơn là cắt giảm nhiều hơn. Đó là cách duy nhất có ý nghĩa khi nhìn thấy chiến lược sản xuất tối đa thất bại một cách đáng chú ý. Tuy nhiên, cắt giảm sâu hơn đồng nghĩa với mất thị phần, và bất kỳ sự thay đổi nào về giá có lẽ là không đủ lớn để biện minh cho sự mất mát này. Trong bối cảnh này, rất đáng hoài nghi rằng một số thành viên OPEC -và cả Nga cũng vậy- sẽ đồng ý giảm sản lượng dầu của họ xuống nhiều hơn nữa. Điều này có nghĩa là OPEC có thể chỉ cần đứng sang một bên và theo dõi diễn biến chiến tranh thương mại với hy vọng có một thỏa thuận: đó có thể là phép màu mà cartel cần để đạt được mức giá cao hơn mà các nền kinh tế thành viên của nhóm dựa vào. Liệu một thỏa thuận thương mại có thể đẩy giá lên tới mức 80 đô la mà Ả Rập Xê Út cần hay không là điều đáng nghi ngờ, nhưng xét cho cùng, bất cứ thứ gì cao hơn cũng sẽ tốt hơn.
Nguồn tin: xangdau.net