Gió một lần nữa lại thay đổi trong một thị trường dầu nhiều giông bão khi OPEC báo hiệu nhóm sẽ xem xét cắt giảm trở lại sản lượng trong năm tới, có khả năng làm cho sản xuất đảo ngược chiều lần thứ hai trong năm nay.
Trong bối cảnh một mùa hè giá cả tăng cao và áp lực chính trị chưa từng có từ Tổng thống Donald Trump, Saudi Arabia, Nga và các nhà sản xuất khác đã tăng sản lượng. Bây giờ, với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ đã xong và dầu thô kỳ hạn giảm mạnh trong lúc thị trường đối mặt với một vụ bùng nổ dầu đá phiến lịch sử khác, nhóm sẽ thảo luận về sự thay đổi chiến lược vào cuối tuần này.
Bob McNally, chủ tịch của Rapidan Energy Advisors LLC, một nhà tư vấn tại Washington cho biết: “Thông điệp từ OPEC có vẻ như: thắt chặt dây an toàn”. Nhóm có vẻ như sẽ "đạp bàn đạp để thúc đẩy sản xuất, và sau đó ngay lập tức thắng phanh tương đối mạnh và nói về cắt cung."
Các bộ trưởng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các đồng minh sẽ gặp nhau tại Abu Dhabi hôm Chủ Nhật và thảo luận các kịch bản bao gồm khả năng cắt giảm sản xuất một lần nữa vào năm tới, theo các đại biểu. Một số thành viên lo ngại rằng hàng tồn kho đang tăng lên, họ nói, yêu cầu được dấu tên bởi vì các cuộc thảo luận là riêng tư.
Nếu nhóm này, dẫn đầu bởi Saudi Arabia, cuối cùng quyết định cắt giảm là cần thiết, có một số thách thức. Nhóm một lần nữa sẽ cần phải đảm bảo sự hỗ trợ của đối thủ chuyển sang đối tác Nga, vốn là nước sản xuất ít cần giá dầu cao. Ngoài ra còn có nguy cơ phản đối Trump, người đã nhiều lần cáo buộc nhóm trên Twitter về việc tăng giá.
Một sự đảo ngược chính sách có vẻ như còn xa vời với câu thần chú mà OPEC hay sử dụng là bảo tồn sự ổn định và cẩn trọng quản lý thị trường. Tuy nhiên, nó phản ánh mức độ không chắc chắn trong một thị trường đang trải qua những thay đổi lớn trong cung và cầu.
Trước đó vào mùa hè, giá bắt đầu tăng vọt do nguy cơ thiếu hụt sản xuất từ các lệnh trừng phạt đối với Iran và sự sụp đổ kinh tế của Venezuela đã phá vỡ thị trường. Rủi ro từ hai thành viên OPEC này đe dọa sự gián đoạn nguồn cung lớn nhất kể từ đầu thập kỷ này và dầu thô Brent cuối cùng đã đạt đỉnh trên 86 USD/thùng trong tháng trước.
Kể từ đó, những vấn đề lớn đã xảy ra ở phía bên kia của phương trình cung. OPEC đã "sản xuất nhiều như có thể" để trấn an người tiêu thụ, theo Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al-Falih. Vương quốc này đã nâng sản lượng gần mức kỷ lục, trong khi Libya đang bơm nhiều nhất trong 5 năm. Việc bất ngờ miễn trừ cho người mua dầu thô Iran đã làm giảm tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Sau đó, có một vấn đề nhỏ trong sản xuất của Mỹ đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trong một thế kỷ, cũng như nhu cầu nhiên liệu có nguy cơ suy giảm ở các nền kinh tế mới nổi và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Giá dầu thô đã phản ánh triển vọng yếu hơn nhiều cho năm 2019. Brent giao tháng 1 đã giảm khoảng 15% so với mức cao nhất trong 4 năm đạt được vào đầu tháng 10.
Ed Morse, người đứng đầu thị trường hàng tại Citigroup cho biết: “Họ sẽ hoàn toàn muốn giảm sản lượng tại thời điểm nào đó trong năm tới. Tất cả mọi thứ chỉ ra một sự cân bằng khá yếu: nền kinh tế thế giới đang giảm tốc, căng thẳng thương mại của Trung Quốc đang có tác động rõ ràng lên nhu cầu.”
Cuộc họp cuối tuần này của Ủy ban Giám sát Bộ trưởng, một cơ quan sáu quốc gia đại diện cho liên minh 25 quốc gia rộng lớn hơn, với mục đích duyệt xét tạm thời trước khi tất cả các bộ trưởng thảo luận về chính sách vào tháng tới ở Vienna. Tuy nhiên, cuộc họp này có thể đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ về những gì sắp xảy ra.
Có rất nhiều điều cần cân nhắc trước quyết định cuối cùng vào tháng 12. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể sẽ làm cho sản lượng của Iran bị siết chặt nhiều đến mức các nhà sản xuất khác sẽ không cần cắt giảm. Mặc dù Washington đã cấp cho một số khách hàng của Iran quyền miễn trừ tạm thời cho phép họ tiếp tục mua, chính quyền Trump đã nhiều lần nói rằng họ muốn làm mất đi hoàn toàn nguồn thu năng lượng của Iran.
Đá phiến có nhiều tiềm năng gây ngạc nhiên. Vào tháng 8, Mỹ đã bất ngờ vượt Nga trở thành nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, với sản lượng 11,3 triệu thùng/ngày. Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA vừa tăng dự báo sản lượng năm 2019 thêm 300.000 thùng/ngày lên 12,06 triệu thùng/ngày.
Sau đó, có những cân nhắc chính trị. Nga, đối tác ngoài OPEC quan trọng nhất trong liên minh, đã tăng sản lượng từ tháng 6 lên mức kỷ lục hậu Xô Viết và Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga rất thoải mái với giá dầu thô thấp tại mức 65 USD.
Bộ trưởng Al-Falih của Saudi đã thảo luận về chương trình nghị sự của cuộc họp Abu Dhabi với nhà đồng cấp Nga Alexander Novak của mình hôm thứ Hai, một quan chức quen thuộc với vấn đề này, yêu cầu không được xác định tên vì thông tin này chưa được công khai. Trong khi đã có đồn đoán trên thị trường rằng nhóm sẽ xem xét cắt giảm sản lượng, Nga hiện chưa sẵn sàng cho một quyết định như vậy, quan chức này cho biết.
Saudi cũng có thể gặp nhiều khó khăn để thuyết phục được phần còn lại của OPEC hỗ trợ một thỏa thuận cam kết cắt giảm sản xuất. Một số thành viên, như Iraq, đang thúc đẩy các dự án mới. Những thành viên khác có thể đã trở nên mệt mỏi vì có chính sách sản xuất của họ được chỉ đạo bởi vương quốc này.
Một thành viên của nhóm, đã cắt giảm sản xuất một cách không tự nguyện do lệnh trừng phạt của Mỹ, dường như vui mừng trước viễn cảnh các quốc gia khác cũng làm như vậy.
" Saudi Arabia và Nga đã tăng sản xuất, và giá đã giảm 15 đô la một thùng", Hossein Kazempour Ardebili, đại diện của Iran tại OPEC, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Họ đã làm mất cân bằng thị trường", và không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm khoảng 1 triệu thùng một ngày, ông nói.
Nguồn: xangdau.net