Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ông lớn dầu khí Venezuela thuê giàn khoan sắt vụn tỷ USD?

 Công nhân dầu khí Venezuela cho biết, 2 dàn khoan Sao Thổ và Người phát hiện Sao Hải vương “hoàn toàn không thể hoạt động”.

Trong một bài báo ngày 15/3, tờ WSJ cho biết, chính phủ Venezuela đang điều tra nghi án Tập đoàn dầu khí quốc doanh khổng lồ Petroleos de Venezuela SA (PdVSA) rút ruột công quỹ bằng cách "hét" giá thuê giàn khoan dầu cũ có tên Sao Thổ của Công ty PetroSaudi International Ltd 1,3 tỷ USD.

Theo đó, ngày 6/3, Tổng thanh tra Nhà nước Venezuela đã yêu cầu Viện Công tố nhân dân nước này điều tra và truy tố 5 cựu và đương kim lãnh đạo PdVSA liên quan đến vụ việc trên.

Ngoài ra, một quan chức cũng bị yêu cầu truy tố vì theo cáo buộc, người này đã dùng ảnh hưởng để ép PdVSA ký hợp đồng thuê Sao Thổ của PetroSaudi.

Cơ quan Tổng thanh tra nhà nước và Viện Công tố nhân dân từ chối bình luận với WSJ.

Giàn khoan Sao Thổ bị bỏ mặc trên biển Venezuela. Ảnh: The Wall Street Journal
 

Khi thuê dàn khoan Sao Thổ để khai thác nguồn khí thiên nhiên, PdVSA nói sẽ giúp Venezuela trở thành “siêu cường” về khí đốt. Nhưng toàn bộ dự án khai thác xa bờ Mariscal Sucre chưa hề sản xuất được chút khí đốt nào.

Dàn khoan Sao Thổ chỉ khoan 3/16 giếng trong gần 7 năm, chậm hoạt động vì phải sửa chữa và thiếu sự hỗ trợ của PdVSA, theo các cựu công nhân.

Tháng 9/2010, PdVSA đạt được một thỏa thuận thuê dàn khoan Sao Thổ với PetroSaudi (đóng năm 1983) với giá 485.000 USD/ngày trong 7 năm, theo bản sao hợp đồng mà tờ WSJ có được.

Tháng 2 vừa qua, Quốc hội Venezuela đã mở cuộc điều tra riêng về hợp đồng thuê dàn khoan Sao Thổ. Nghị sĩ đối lập Luis Parra nói báo cáo điều tra nêu lẽ ra PdVSA chỉ nên thuê Sao Thổ với giá 230.000 USD/ngày: “Chẳng có lý do nào bào chữa cho sự chênh lệch giữa mức giá trung bình với cái giá quá đắt mà PetroSaudi tính với PdVSA”.

Luật sư của PetroSaudi nói mức giá trên hợp lý, vì điều kiện lao động khó khăn ở Venezuela. Theo dữ liệu khai thác dầu RigLogix, giá trên cao hơn khoảng 20% do với giá trung bình của một vụ thuê dàn khoan của Mexico vào năm 2010.

Hồi tháng 4/2011, sau khi một chiếc phà đâm vào dàn khoan Sao Thổ, nó phải sửa chữa suốt nhiều năm, theo báo cáo điều tra của PdVSA về vụ va chạm. Báo cáo cho thấy Sao Thổ đã “lỗi thời” và vụ tổn thất của giếng khoan - hậu quả của vụ đâm va - là do thiết bị trên Sao Thổ bị hư hỏng nặng.

Báo cáo điều tra không đổ tội cho PetroSaudi trong vụ đâm va, nhưng nói công ty này “không thể trưng ra hầu hết các tài liệu bảo đảm an toàn bắt buộc”, và Sao Thổ thiếu nhiều phương tiện hoạt động cơ bản.

PdVSA nêu trong hợp đồng thuê Sao Thổ rằng dàn khoan này đã được kiểm tra, đạt điều kiện hoạt động hoàn hảo.

Luật sư của PetroSaudi nói Sao Thổ có các văn bản chứng nhận của quốc tế, 2 dàn khoan đều hoạt động tốt và được PdVSA chấp nhận, và việc hoãn khoan dầu - khí là do “PdVSA gặp khó khăn về dòng tiền và làm ăn thất bát”.

Sao Thổ hiện nằm yên mãi tận hải phận Venezuela, theo các công nhân của dự án Mariscal Sucre. Dàn khoan Người phát hiện Sao Hải Vương thì bị dỡ sắt bán phế liệu tại một bãi phế liệu của Ấn Độ.

Công nhân dầu khí Venezuela cho biết, 2 dàn khoan Sao Thổ và Người phát hiện Sao Hải vương “hoàn toàn không thể hoạt động”, nó chỉ đào được 10 giếng trong khoảng 70 giếng trong kế hoạch khoan giếng dầu - khí.

Các cựu công nhân nói chiếc Người phát hiện Sao Hải Vương (đóng năm 1977) phải sửa chữa nhiều trong suốt thời gian thuê.

PetroSaudi nhận quả thầu cho PdVSA thuê dàn khoan này với giá 490.000 USD/ngày cho đến năm 2012. PetroSaudi lúc đó không có kinh nghiệm điều hành dàn khoan, nhưng vẫn nhận quyền điều hành.

Năm 2010, khi một dàn khoan khác của PdVSA bị chìm, công ty này giao ngay việc tìm dàn khoan khác cho PetroSaudi mà không qua thủ tục gọi thầu, theo hồ sơ yêu cầu điều tra của Tổng thanh tra Nhà nước Venezuela ngày 6/3.

Vào lúc PetroSaudi thương lượng hợp đồng, công ty này không có dàn khoan để cho thuê. 10 ngày trước khi ký hợp đồng, họ đã trả 260 triệu USD để mua chiếc Sao Thổ, theo hợp đồng và hồ sơ của bên bán.

PdVSA không chỉ là một công ty dầu, đây còn là huyết mạch của Venezuela. Dầu mỏ đóng góp hơn 95% doanh thu xuất khẩu cho nước này. Đây là nguồn tiền mặt cần thiết để Chính phủ trả cho thực phẩm và dược phẩm nhập khẩu, vốn đang rất thiếu hụt.

Tuy nhiên, giá dầu giảm sút cùng hoạt động khai thác xuống đáy 13 năm đang đẩy Venezuela vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - nhân đạo trầm trọng. Khi đồng bolivar nước này lao dốc, rất nhiều quốc gia châu Mỹ cũng đã ngừng bán hàng cho Venezuela.

Nguồn tin: Baodatviet

ĐỌC THÊM