Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ông Barkindo dự đoán Trung Quốc sẽ làm điểm sáng trong kịch bản nhu cầu nhiều thách thức

Tăng trưởng nhu cầu dầu ở Trung Quốc hiện là điều chắc chắn duy nhất, với mức tiêu thụ ở nước này sẽ tăng trong phần còn lại của năm 2020 và phục hồi hoàn toàn trong năm 2021, nhưng phần còn lại của châu Á sẽ không phục hồi hoàn toàn về mức trước khủng hoảng trong năm 2021, Tổng thư ký OPEC Ông Mohammed Barkindo nói.

"Trong ấn bản tháng 9 của Báo cáo thị trường dầu hàng tháng của OPEC, chúng tôi đã cảnh báo trong tất cả các dự báo của mình bằng cách nhấn mạnh rằng triển vọng hiện tại là rất không chắc chắn," ông Barkindo nói trong một cuộc phỏng vấn trước Hội nghị dầu mỏ trực tuyến châu Á Thái Bình Dương lần thứ 36 diễn ra từ ngày 14/09 đến ngày 16/9.

Ông Barkindo cho biết: “Thông tin về nhu cầu dầu mới nhất cho các khu vực châu Á khác, bao gồm Ấn Độ nhưng không bao gồm Trung Quốc, cho thấy sự suy thoái.”

Trong khi lưu ý rằng sự sụt giảm nhu cầu dầu của Ấn Độ đã tăng tốc lên khoảng 0,7 triệu thùng/ngày trong tháng 8 - so với mức giảm 0,5 triệu thùng/ngày hồi tháng 7, Barkindo nói: "Trong hoàn cảnh hiện tại, sẽ là thách thức để nhu cầu dầu tăng trưởng trở lại trước năm 2021. "

Tuy nhiên, Barkindo nói thêm rằng dự báo của OPEC dựa trên giả định rằng nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc sẽ tiếp tục phục hồi trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm 2020 khi nền kinh tế nước này đang trên đà phục hồi, đặc biệt được nhìn thấy vào thời điểm đầu của nửa cuối năm trong bối cảnh báo cáo ít các ca nhiễm COVID-19 hơn.

"Tuy nhiên, như tôi đã nói, vẫn còn mức độ không chắc chắn cao đối với dự báo ngắn hạn, đặc biệt là tính đến mối quan hệ không thích nghi giữa GDP và nhu cầu dầu trong những thời điểm như thế này", ông nói.

"Hơn nữa, mức độ phục hồi của các nền kinh tế sẽ là yếu tố quyết định chính đến việc liệu nhu cầu dầu có quay trở lại đường tăng trưởng trong năm tới hay không. Tốc độ mà các biện pháp kích thích tài khóa sẽ đi đến túi tiền của người dùng cuối - và thời gian cần thiết cho việc này để chuyển thành nhu cầu sản phẩm dầu mỏ - sẽ rất quan trọng đối với triển vọng thị trường. "

Nhu cầu dầu từ châu Á, chiếm gần 40% nhu cầu toàn cầu, đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch coronavirus trong năm nay, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải, điều này đã tác động đến chiến lược thu mua dầu thô của những người tiêu dùng dầu lớn trong khu vực trong những tháng gần đây .

Barkindo cho biết OPEC và các đối tác ngoài OPEC vẫn tập trung vào quyết định được đưa ra vào tháng 4 để điều chỉnh sản lượng giảm tổng thể. Barkindo cho biết giai đoạn điều chỉnh đầu tiên được kéo dài đến ngày 31 tháng 7. “Chúng tôi hiện đang ở giai đoạn thứ hai của quá trình điều chỉnh sản xuất tự nguyện.”

OPEC và các đồng minh hồi tháng 5 đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày. Mức giảm đã nới lỏng còn 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng 8 đến tháng 12, và sau đó giảm xuống còn 5,8 triệu thùng/ngày từ năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.

Với sự cần thiết phải theo dõi liên tục diễn biến thị trường dầu, Ủy ban Giám sát cấp Bộ trưởng và Ủy ban Kỹ thuật Chung của liên minh tiếp tục họp hàng tháng "để tăng cường giám sát và bám sát các nguyên tắc cơ bản của thị trường rất năng động", ông nói.

Barkindo cho biết thêm: "Chúng tôi theo dõi cẩn thận các diễn biến trên thị trường châu Á, bao gồm cả chiến lược thu mua của người tiêu thụ dầu châu Á. Điều này được đưa vào phân tích mà nó sẽ cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định của chúng tôi".

Khi được hỏi về triển vọng phục hồi nhu cầu dầu của châu Á về mức trước đại dịch, ông Barkindo nói: "Dựa trên các giả định hiện tại, sự phục hồi hoàn toàn về mức trước khủng hoảng sẽ không xuất hiện ở Other Asia trong năm 2021." Ông nói thêm rằng nhu cầu phục hồi phụ thuộc nhiều vào các biện pháp nhằm ngăn chặn đại dịch coronavirus và phát triển một loại vaccine thành công.

"Mặt khác, Trung Quốc sẽ phục hồi hoàn toàn trong năm 2021, nếu các giả định hiện tại tiếp tục được giữ vững", ông nói thêm.

Khi được hỏi liệu châu Á có khả năng nhận thêm nguồn cung trong những tháng tới hay không, Barkindo cho biết: "Điều này phụ thuộc vào việc dự trữ dầu thô và nhu cầu sản phẩm. Châu Á sẽ lấy các thêm các thùng dư thừa miễn là công suất vẫn còn, bao gồm kho nổi, và cũng phụ thuộc vào cấu trúc giá cả trên thị trường. "

"Người tiêu dùng sẽ cố gắng nhận nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, cuối cùng, một khi các hạn chế về lưu trữ xuất hiện, thì tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định liệu châu Á có thể tiêu thụ nhiều thùng hơn hay không," ông nói.

Tuy nhiên, Barkindo nói thêm rằng các dấu hiệu và chỉ báo hiện tại trên thị trường cho thấy áp lực từ những bất ổn lớn và rủi ro liên quan.

Barkindo cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tốc độ phục hồi dần dần trong tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, nếu nhiều nhà máy lọc dầu hơn bị buộc phải đóng cửa, do cạnh tranh mạnh mẽ, các nhà máy lọc dầu châu Á sẽ có lợi thế hơn để chiếm thị phần lớn hơn, điều này sẽ cung cấp chỗ cho nhập khẩu nhiều dầu thô hơn."

OPEC, tổ chức đánh dấu kỷ niệm 60 năm thành lập vào ngày 14 tháng 9, không thấy có sự thay đổi nào trong việc hợp tác và đối thoại với các nhà sản xuất dầu khác cũng như các nước tiêu thụ dầu, kể cả ở châu Á, tổng thư ký Barkindo cho biết.

“Đối thoại là nền tảng quan trọng trong chiến lược của chúng tôi,” Barkindo nói. "Điều này đã diễn ra kể từ khi tổ chức được thành lập nhưng đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh hiện tại."

"Trong suốt thời gian ngừng hoạt động toàn cầu, chúng tôi đã tổ chức một loạt hội nghị video song phương với các đối tác châu Á. Tất cả các cuộc đối thoại này đại diện cho cơ hội để tương tác với người tiêu dùng châu Á, lắng nghe quan điểm của họ và đưa chúng vào chiến lược của chúng tôi,” ông nói thêm.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM