Cuộc họp giữa OPEC và các nhà sản xuất ngoài Opec ở Nga có thể sẽ tạo ra sự ổn định cần thiết cho giá dầu, nếu không muốn nói là tăng, các nhà phân tích nói.
Trong bối cảnh nguồn cung tăng, và nhu cầu tiêu thụ chậm, các nhà sản xuất dầu sẽ gặp nhau tại St Petersburg để thảo luận về mức tuân thủ với sự cắt giảm sản lượng dầu và có thể thực hiện các bước tiến để tăng cường tốc độ tái cân bằng.
Vaqar Zuberi, giám đốc quỹ phòng hộ tại Mirabaud Asset Management, nói: "Cuộc họp này có thể giúp ổn định giá dầu trong ngắn hạn ở mức hiện tại, nhưng phục hồi giá đáng kể là không thể từ bất kỳ quyết định nào được công bố ở St. Petersburg.”
Hôm thứ Sáu, dầu Brent giảm 2.52% xuống còn 48.06 USD/thùng, trong khi West Texas Intermediate chốt giảm 2.45% xuống còn 45.77 USD/thùng.
Giá dầu đã ở mức dưới 50 USD một thùng do lo ngại rằng nguồn cung toàn cầu tăng lên sẽ bù đắp cho sự sụt giảm của Opec và các đối tác như là một phần trong hiệp ước nhằm giúp cân bằng thị trường.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết, mức độ tuân thủ của Opec đã giảm còn 78% vào tháng 6, mức thấp nhất trong năm nay, từ 82% trong tháng 5, trong khi khu vực ngoài Opec cho thấy sự cải thiện.
Libya và Nigeria đóng góp nhiều nhất vào mức tăng 393.000 thùng/ngày trong sản lượng dầu thô trong tháng 6 so với tháng 5. Sản lượng của Libya tăng 127.000 thùng/ngày lên 852.000 thùng/ngày, trong khi sản lượng dầu của Nigeria tăng 96.700thùng/ngày lên 1.733 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, trước cuộc họp, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Essam Al Marzouq cho biết sự tuân thủ này rất đáng khích lệ.
Al Marzouq cho biết: "Mức cắt giảm sản xuất hiện tại rất tốt và đạt tới 106% trong số các nước thành viên OPEC và 80% ở các nước không thuộc OPEC.” Lần này, mức giảm tuân thủ là chưa từng có so với những lần trước đây khi cam kết hầu như không đạt 60% ông nói thêm.
Tổng thư ký của Opec, ông Mohammad Barkindo, cho biết rằng tái cân bằng cần thời gian, và tốc độ có thể tăng nhanh trong nửa sau của năm 2017.
"Chúng tôi khá chắc chắn rằng quá trình tái cân bằng có thể diễn ra chậm hơn dự kiến trước đó, nhưng nó đang diễn ra. Nó sẽ buộc phải tăng tốc trong nửa cuối năm." Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc tái cân bằng vẫn còn nhiều thách thức tại thời điểm này.
Zuberi nói: "Sự tái cân bằng trung hạn của thị trường dầu vẫn còn nhiều thách thức khi nhu cầu giảm và chi phí hòa vốn giảm của các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ.”
IEA dự đoán nhu cầu dầu sẽ ở mức tương đương như năm 2016, hay 1,3 triệu thùng/ngày. Nhu cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2018, mức tăng đạt 1,4 triệu thùng mỗi ngày.
Nguồn: xangdau.net