Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nội bộ OPEC: Mỗi một thành viên mong muốn điều gì?

 

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ tổ chức cuộc họp không chính thức bên lề của Diễn đàn Năng lượng Quốc tế ở Algiers, diễn ra từ thứ Hai đến thứ Tư tuần này.

Mười bốn thành viên sẽ thảo luận các phương cách để giảm dư thừa nguồn cung dầu thô, bao gồm khả năng đóng băng sản xuất. Dưới đây là quan điểm của mỗi quốc gia đưa ra cho đến nay, với WTI chốt ở mức 45,93usd/thùng và Brent là 47,35usd/thùng đóng phiên tối ngày 26/09.

Algeria

Bộ trưởng Năng lượng Algeria Noureddine Bouterfa hy vọng sẽ nhìn thấy một hiệp ước đóng băng sẽ giúp ổn định dầu mỏ ở mức 60usd để tạo ra nguồn thu rất cần thiết cho chính phủ của ông.

Cuối tuần qua, Middle East Monitor cho biết rằng ngân sách mới của nước này sẽ tăng thuế VAT thêm 2%  và đánh thuế mới lên giao dịch mua bán xe cũ và nhà cửa. Chi phí của xăng và dầu diesel cũng sẽ tăng lên trong năm tài chính tiếp theo để chốt lại một mức thâm hụt ngân sách hơn 15%.

Thứ Ba tuần trước, Bộ trưởng Algeria phát biểu trên một đài phát thanh địa phương đã nói rằng ông hy vọng các thành viên OPEC sẽ đồng ý tổ chức một hội nghị thượng đỉnh bất thường trong cuộc họp ở Algiers.

“Câu hỏi đặt ra là chúng tôi sẽ đóng băng hoặc giảm sản lượng ở mức độ nào - chúng ta cần phải tìm ra giải pháp tốt để không làm mất ổn định thị trường,” ông Bouterfa nói. “Mức cần thiết ít nhất là giảm khoảng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày để tái cân bằng thị trường. Chúng ta sẽ đạt được điều đó hay không? Chúng tôi đang nỗ lực cho điều đó.”

Angola

Quốc gia Tây Phi này - sản xuất 2,6% lượng dầu của thế giới - hoạt động ở một mức giá hòa vốn là 93,10usd một thùng, do đó, giá dầu hiện tại không phải là điều tốt lành cho Angola.

Fitch Ratings vừa hạ xếp hạng tín dụng của quốc gia này từ “B+” thành để “B” do lợi nhuận dầu mỏ giảm mạnh - lợi nhuận dầu mỏ chiếm 95% doanh thu xuất khẩu và 45% GDP.

Angola đã vượt qua Nigeria như là nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi hồi đầu năm nay, nhưng giá dầu thấp đang  ngăn chặn nước này thu lợi nhuận từ sản xuất tăng vọt. Quốc già này cũng đã phải gác lại kế hoạch xây dựng của nhà máy lọc dầu Lobito và cảng xuất khẩu Barra Do Dande do thiếu vốn.

Các quan chức của Angola hầu như giữ im lặng liên quan đến vấn đề nhu cầu của đất nước mình cho một thỏa thuận đóng băng.

Ecuador

Tổng thống Rafael Correa cho biết cuối tuần qua rằng ông mong muốn nhìn thấy các thành viên OPEC đồng ý về một thỏa thuận nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nếu không, ông đã cảnh báo về “những rủi ro nghiêm trọng” trong tương lai của sự hiệu quả và độ tin cậy của nhóm.

“Hậu quả có thể rất nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến một sự tan rã của chính OPEC,” ông Correa nói. “Thậm chí còn có một nguy cơ là các tranh chấp trong nội bộ OPEC có thể dẫn giá giảm mạnh một lần nữa.”

Ecuador chỉ chiếm 0,8% sản lượng dầu của thế giới, nhưng lợi nhuận từ dầu thô chiếm 50% của doanh thu xuất khẩu và 30% thu nhập của chính phủ.

Hồi tháng Hai ông Correa cũng nói rằng các quốc gia Nam Mỹ có giá bán thấp là 30usd một thùng dầu thô, trong khi chi phí sản xuất trung bình khoảng 39usd.

Gabon

Thành viên mới nhất của OPEC (tháng 7/2016) đang đối mặt nhiều phiền phức với tình trạng bất ổn từ cuộc bầu cửtrong tháng vừa qua, khiến cho chính phủ không có thời gian để đưa ra những bình luận chính thức về trạng thái của thị trường dầu mỏ.

Bloomberg cho biết nước này là nước sản xuất dầu nhỏ nhất của khối, nhưng lĩnh vực này chiếm khoảng 40% GDP của Gabon, 45% doanh thu chính phủ, và gần 85% kim ngạch xuất khẩu.

Libya

Năm năm nội chiến của Libya đã bị phá hủy hầu như toàn bộ các cơ sở hạ tầng dầu mỏ của đất nước và khiến cho xuất khẩu dầu bị chặn lại trong suốt hai năm, cho đến khi một lô hàng 776.000 thùng  dầu đã rời cảng Ras Lanuf hồi đầu tháng này.

Quốc gia Bắc Phi này đang không tìm kiếm hiệp ước đóng băng sản xuất, bởi vì, như ông Mustafa Sanalla, chủ tịch của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia NOC, cho biết trong tuần trước: “Nếu không nối lại xuất khẩu, chúng tôi có thể cạn tiền trong năm tới.”

Các nhà ngoại giao của Mỹ và Vương quốc Anh đã gặp gỡ với các nhóm dân quân Libya trong vài tuần qua để khuyến khích họ để thúc đẩy xuất khẩu dầu, theo một bài viết của The Wall Street Journal hôm thứ Hai.

“Chính phủ phương Tây đang thúc đẩy việc nối lại xuất khẩu vì họ muốn đảm bảo Libya vẫn còn tiền, có khả năng chống lại ISIS, và có nguồn lực để tiến hành xây dựng nhà nước,” Jason Pack of Libya-Analysis nói với WSJ.

Nigeria

Các nhóm ly khai ở đồng bằng sông Niger đang tàn phá những cơ sở hạ tầng dầu của Nigeria và sản lượng khai thác trong vài tháng qua.

Nhóm Niger Delta Avengers đã đồng ý ngừng bắn trong vòng 60 ngày vào cuối tháng Tám, tuy nhiên, nhóm này đã tấn công một đường ống xuất khẩu dầu thô Bonny vào thứ Sáu để đáp trả nỗ lực  bắt giữ  các thành viên của nhóm của chính phủ trong thời gian ngừng bắn.

 “Chúng tôi sẽ chống lại mọi hành động phá hoại hiệp ước ngừng bắn từ phía chính phủ và các cơ quan an ninh,” nhóm này cho biết trên trang web chính thức.

Một nhóm ly khác khác gọi là Niger Delta Greenland Justice Mandate (NDGJM), đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công vào đường ống dẫn dầu trong hai tuần qua.

Bộ trưởng dầu mỏ Nigeria Emmanuel Ibe Kachiwku hiện giữ chức chủ tịch luân phiên của OPEC.

Đất nước này đang ra sức làm việc để phục hồi 700.000 thùng mỗi ngày trong năng lực sản xuất bị mất từ ​​các cuộc tấn công trước cuộc tấn công đường ống dẫn của NDA vào thứ Sáu tuần trước. Ngay cả khi chiến sự có tiếp tục, Nigeria dường như không hỗ trợ một đóng băng nguồn cung điều sẽ siết chặt ngành công nghiệp dầu đang chật vật của nước này.

Indonesia

Indonesia cũng có vẻ không chống lại quyết định đóng băng trong sản xuất. Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani nói với CNBC hồi đầu tháng này rằng Indonesia khá “thoải mái” mặc dù giá dầu trì trệ dưới 50usd/thùng.

 

 

Là một quốc gia G20 và là quốc gia thành viên OPEC duy nhất đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Indonesia đã có kim ngạch xuất khẩu xăng dầu là 6,4 tỷ USD trong năm ngoái, nhưng nước vượt qua được cuộc khủng hoảng giá dầu trên thực tế không hề bị tổn thương.

Mulyani cho biết chính phủ đã lên ngân sách cho giá dầu ở mức 40-45usd/thùng. Không giống như những thành viên khác của OPEC, Indonesia có một ngành du lịch phát triển mạnh, nông nghiệp và công nghiệp khai thác mỏ có thể duy trì nền kinh tế trong suốt thời điểm khó khăn của thị trường dầu mỏ.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã nói rằng Indonesia là một nước nhập khẩu ròng dầu ròng kể từ năm 2003.

Indonesia đã loại bỏ thuế đánh vào các nhà thăm dò dầu khí hoạt động tại nước này vào cuối tuần trước, cho thấy nước này đang lấy đà để làm sống lại ngành sản xuất nhiên liệu mờ nhạt ghi nhận được trong những tháng gần đây.

Iran

Hướng đến cuộc họp Algiers, các quan chức dầu mỏ Iran và các giám đốc điều hành đã đưa ra những tuyên bố lãnh đạm liên quan đến khả năng sẵn sàng tuân thủ dừng sản xuất của nước này.

 “Iran sẽ hợp tác với OPEC để giúp thị trường dầu mỏ phục hồi, nhưng hy vọng các nước khác tôn trọng các quyền của chúng tôi trong việc lấy lại thị phần đã mất trên thị trường", Bijan Namdar Zanganeh được dẫn lời bởi hãng tin SHANA thuộc Bộ Dầu khí vào cuối tháng Tám.

Mức trước lệnh trừng phạt sẽ có nghĩa là Iran sẽ phải đạt sản lượng là bốn triệu thùng một ngày trước cuộc họp Algiers. Hiện nay, Iran đã đạt được ngưỡng 3,8 triệu thùng một ngày, theo Bloomberg.

Tuy nhiên, Iran có thể sẽ không thể đạt được mục tiêu này đến thứ Tư tuần này, theo ông Mohsen Ghamsari, giám đốc quan hệ quốc tế của Công ty dầu khí Quốc gia Iran NIOC.

“Ngay khi chúng tôi quay trở lại mức trước cấm vận, chúng tôi sẽ sẵn sàng để thảo luận về hạn ngạch và mức sản xuất,” Ghamsari cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Singapore. “Mức sản xuất bốn triệu thùng một ngày không quá xa từ tấm tay của chúng tôi. Tôi hy vọng vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm sau, chúng tôi sẽ có thể đạt đến mức đó.”

Nếu Iran khăng khăng không tham gia trong thời gian này, Saudi Arabia có thể tiếp tục thêm một nỗ lực nữa nhằm đặt lại quang cảnh nguồn cung năng lượng.

Iraq

Iraq, nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai của OPEC sau Saudi Arabia, đang khai thác dầu thô ở mức cao hơn “bởi vì Iraq vẫn đang ở mức thấp hơn mức nên sản xuất,”, theo Thủ tướng Haider Al-Abadi.

Nhà sản xuất dầu lớn thứ hai trong khối này đang có nhu cầu nguồn thu mới do đang phải chiến đấu trong cuộc chiến tốn kém với Nhà nước Hồi giáo và giành lại tài sản dầu của nhóm khủng bố này.

Saudi Arabia, Kuwait, Qatar và UAE

Saudi Arabia, nhà lãnh đạo trên thực tế của OPEC, đã tăng sản lượng đáng kể nhằm ngăn chặn Iran lấy lại được thị phần của mình trong khi áp lực cho một ký kết về đóng băng sản xuất.

KSA đã từ chối ký vào một thỏa thuận đóng băng hồi tháng Ba sau khi Iran tuyên bố sẽ không ngừng sản xuất trong khi ngành công nghiệp dầu đang hồi phục từ những tác động của những năm hứng chịu các lênh trừng phạt quốc tế. Cho đến nay, Saudi vẫn không thay đổi lập trường này, nhưng Iran đã giành được tiếng nói ủng hộ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bởi vì vị thế của Saudi Arabia là một nhà lãnh đạo chính trị trong khu vực cũng như nhà xuất khẩu hơn 15% lượng dầu của thế giới, các nước láng giềng vùng Vịnh của nước này - Kuwait, Qatar và UAE - có xu hướng đi theo các quan điểm chính trị của vương quốc Saudi.

Cho đến nay, KSA dường như không quan tâm đến việc chống lại nguồn cung dầu quá dồi dào trên thị trường, mà thay vào đó lựa chọn để cho bàn tay vô hình của thị trường trải qua một khoảng thời gian để kéo giá đi lên.

“Mặc dù có biến động, thị trường đang hướng về xu thế tái cân bằng, và giá có khả năng tăng cường theo thời gian,” Amin Nasser, giám đốc điều hành của Saudi Arabian Oil Co., cho biết hôm thứ Hai. “Tuy nhiên, biến động thị trường có thể duy trì trong tương lai gần.”

Saudi Arabia và các đồng minh vùng Vịnh đều đang phải vật lộn với sự sụp đổ nền kinh tế và thiếu hụt ngân sách quốc gia thiếu dưới sức ép của giá dầu thấp và điểm hòa vốn hiện nay thậm chí không thể thực hiện được.

Venezuela

Bộ trưởng Dầu mỏ Eulogio del Pino đã vận động rất nhiều cho việc ngưng sản xuất tại cuộc họp của OPEC tháng Mười Hai năm ngoái, tháng Tư và tháng Sáu năm nay

“Đây là ngày quyết định,” Del Pino cho biết thứ Ba tuần trước trong thời gian chuẩn bị cho  cuộc họp không chính thức tuần này. Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela kiêm lãnh đạo của công ty dầu khí nhà nước PDVSA, đang tuyệt vọng trong mong muốn tăng nguồn thu từ nhiên liệu và xếp hạng tài chính thuận lợi để tài trợ tài chính cho nhập khẩu hàng tiêu dùng và vật tư y tế cho người dân Venezuela và để giữ cho các dịch vụ công của chính phủ có thể duy trì.

Quản lý yếu kém của nguồn thu dầu mỏ trước đó và giá năng lượng liên tục bị sức ép kể từ năm 2014 đã đưa quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ này đang bên bờ vực của sự sụp đổ. Venezuela là một trong những nước cực kỳ tuyệt vọng với mong muốn đóng băng sản xuất.