Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nỗ lực toàn cầu nhằm hạ nhiệt giá dầu liệu sẽ thành công?

 

Trong nhiều tuần qua, chính quyền Biden đã làm mọi thứ có thể nhằm tránh việc giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược của mình để hạ nhiệt giá dầu và khí đốt đang nằm ngoài tầm kiểm soát. Tổng thống Biden đã nhiều lần kêu gọi OPEC+ tăng sản lượng và thúc giục Ủy ban Thương mại Liên bang mở một cuộc điều tra liên bang về việc liệu các công ty dầu khí trong nước có hành động bất hợp pháp khiến giá xăng cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ hay không.

Cho đến nay, không có việc gì đạt được hiệu quả. Giá xăng tiếp tục leo thang ngay cả khi chi phí sản xuất giảm, và chính quyền Biden đang cố gắng tìm cách giữ thể diện. Cuối cùng, trong tuần này, Biden đã chấp nhận bỏ cuộc và cho phép mở các kho dự trữ dầu chiến lược mà ông đã rất vất vả để tránh phải làm chuyện này - nhưng ông cũng đưa các cường quốc kinh tế và địa chính trị quan trọng của châu Á vào cuộc.

"Hôm nay, Tổng thống thông báo Bộ Năng lượng sẽ giải phóng 50 triệu thùng dầu từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược để hạ giá xăng cho người Mỹ và giải quyết sự mất cân bằng giữa nhu cầu sau đại dịch và nguồn cung", Nhà Trắng cho biết hôm thứ Ba. 32 triệu thùng trong số này sẽ như là một sự trao đổi - mặc dù chúng đang được dùng như một biện pháp cứu trợ khẩn cấp, nhưng sẽ được trả lại toàn bộ cho kho dự trữ dầu chiến lược trong vài năm tới khi giá dầu được dự báo sẽ ổn định.

Ông Biden cực kỳ miễn cưỡng trong việc thỏa hiệp an ninh năng lượng của Hoa Kỳ theo bất kỳ cách nào, nhưng ông đã dựa rất nhiều vào kỹ năng được đánh giá cao nhất của mình - quan hệ quốc tế và các cuộc đàm phán ngoại giao phức tạp - để giảm bớt đòn giáng và san bằng cuộc chơi.

"Với sự lãnh đạo của Tổng thống Biden và những nỗ lực ngoại giao của chúng tôi, đợt xả kho này sẽ được thực hiện cùng lúc với các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh”, Nhà Trắng cho biết. “Việc này lên đến đỉnh điểm trong nhiều tuần tham vấn với các nước trên thế giới, và chúng tôi đã thấy tác động của việc này đối với giá dầu. Trong vài tuần qua khi các báo cáo về động thái này được công khai, giá dầu đã giảm gần 10%. "

Các thông báo phối hợp từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh đều đề cập đến sự cần thiết phải kiểm soát thị trường dầu mỏ toàn cầu và yêu cầu hợp tác quốc tế (mặc dù tất cả các quốc gia thuộc OPEC+) đều làm như vậy. Ông Biden đã bị chế giễu vì quyết định của ông không đảm bảo cho bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào của giá xăng, và hơn nữa, điều này có vẻ mâu thuẫn hoặc thậm chí là đạo đức giả khi được xem xét trong bối cảnh cam kết khí hậu COP26 của tháng này.

Trung Quốc, quốc gia thường rất bí mật và hay giấu khối lượng dầu dự trữ của mình (được biết là vào khoảng 37,7 triệu tấn vào năm 2017), nước này sẽ tung ra một lượng dầu chưa được tiết lộ. Từ trước đến nay, Trung Quốc đưa ra các quyết định năng lượng của mình dựa trên độc lập và an ninh năng lượng, nước này rõ ràng coi việc giải phóng kho dự trữ thèm muốn của họ như là một sự đánh đổi công bằng cho một liên minh mạnh mẽ, nhưng còn non trẻ để chống lại OPEC.

Về phần mình, Nhật Bản có tổng cộng 388 triệu thùng dầu trong kho dự trữ chiến lược tính đến tháng 6 năm 2020, và cũng sẽ giải phóng một lượng không xác định trong “hàng trăm ngàn kilô lít dầu thô” trong một động thái “đánh dấu một thời điểm đặc biệt đối với một Nhật Bản nghèo nàn tài nguyên”, theo tờ Japan Times. Nhật Bản, quốc gia có luật lệ quy định mức dự trữ dầu nhất định, coi việc giải phóng như vậy là giải pháp cuối cùng. Từ trước tới nay, chỉ có năm đợt xả kho như vậy trong lịch sử nước này, diễn ra sau các trường hợp khẩn cấp như Chiến tranh vùng Vịnh và trận động đất và sóng thần kinh hoàng năm 2011.

Ấn Độ, quốc gia có hoàn cảnh khó khăn nhất về năng lượng, cũng đã đồng ý xuất kho 5 triệu thùng. Chính phủ Ấn Độ trực tiếp quy trách nhiệm cho OPEC là nguyên nhân dẫn tới sự hợp tác của họ trong việc xả kho phối hợp, với lý do “lo ngại về nguồn cung dầu bị điều chỉnh một cách giả tạo thấp hơn nhu cầu của các nước sản xuất dầu”.

Vẫn chưa rõ tác động thực tế của việc giải phóng dầu này đối với thị trường toàn cầu. Các nhà sản xuất dầu đã bày tỏ lo ngại rằng nguồn cung dầu tăng mạnh có thể dẫn đến sự sụp đổ giá trong tương lai gần. Nhưng rõ ràng là Biden và liên minh phối hợp trong việc giải phóng kho dự trữ này dường như sẵn sàng chấp nhận rủi ro này để đổi lấy một số đòn bẩy địa chính trị chống lại OPEC+.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM