Dầu đã thụt lùi trong vài ngày qua khi mức độ tuân thủ của OPEC sụt giảm và lo ngại về tình trạng dư cung liên tục. Tuy nhiên, sự thắt chặt của thị trường dầu vẫn đang diễn ra, và có một số dấu hiệu cho thấy các dự báo bi quan hơn về giá dầu có thể đã bị thổi phồng quá mức.
Hôm thứ Hai, khi giá dầu sụt giảm, các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân là do đồng USD tăng giá. Nhưng trong khi chất xúc tác ngay tức thời thay đổi từ ngày này sang ngày khác, thì dự báo trong vài quý tới vẫn giống như vậy: tồn kho không thể sụt giảm bởi vì những cắt giảm của OPEC được bù đắp bởi sản lượng gia tăng ở những nơi khác.
Đơn cử như, theo các nhà phân tích của Commerzbank, số liệu nhu cầu lạc quan từ IEA tuần trước đã bị bỏ qua bởi vì chúng "chỉ cao hơn một chút so với mức sản lượng hiện tại của OPEC”. "Nói cách khác, trong nửa cuối năm nay sẽ không còn bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung đáng kể nào nữa, vì vậy hầu như không có sự sụt giảm tồn kho nào nữa", Commerzbank cho biết trong một báo cáo nghiên cứu. Không có sự thay đổi trong hàng tồn kho; không có sự thay đổi về giá dầu.
Nhưng rất nhiều giả định liên quan đến tình trạng dư cung đang diễn ra dựa trên sự trở lại nhanh chóng của đá phiến Mỹ, cộng với sản lượng tăng từ Libya và Nigeria, tất cả đều sẽ bù đắp cho những cắt giảm sản lượng được thực hiện bởi các thành viên còn lại của OPEC. JBC Energy cho hay, số giàn khoan tăng lên ở Mỹ sẽ dẫn đến sản xuất nhiều hơn, làm gia tăng sự hoài nghi về nỗ lực tái cân bằng. JBC viết: "Chúng tôi dự báo nguồn cung sẽ chuyển sang dư thừa rõ rệt hơn trong năm 2018, làm tồn kho tăng và hạn chế giá”.
Tuy nhiên, sự gia tăng sản xuất là không thể bàn cãi. Lấy ví dụ như Libya, nước này đã mất nhiều thời gian để phục hồi sản lượng bị mất. Mới đây nhất, Libya đã bổ sung hơn 150.000 thùng/ngày vào tháng 7, nâng sản lượng lên hơn 1 triệu thùng/ngày. Nhưng sản lượng đó là mong manh.
Vào cuối tuần qua, mỏ dầu lớn nhất của Libya là Sharara – đã chứng kiến sản lượng giảm 1/3 do các cuộc biểu tình tại kho cảng xuất khẩu Zueitina làm gián đoạn việc vận chuyển. Điều đó đẩy sản lượng của Sharara giảm từ 300.000 thùng/ngày tuần trước xuống chỉ còn 200.000 thùng/ngày. Điều này xảy ra sau một vụ gián đoạn khác vào tuần trước, chỉ kéo dài trong vài giờ tại mỏ dầu này. "Sau nhiều tháng tăng cường sản lượng, Libya hiện đang trải qua những gián đoạn về đầu ra", Michael Poulsen, chuyên gia phân tích của Global Risk Management Ltd, cho biết.
Trong khi đó, hàng trăm người biểu tình đã tấn công vào một cơ sở sản xuất dầu thuộc sở hữu của Royal Dutch Shell đặt tại Nigeria vào tuần trước, điều này có thể làm gián đoạn kho cảng xuất khẩu Bonny của Shell. Cộng đồng ở đồng bằng sông Niger từ lâu đã giận dữ vì họ thấy ít lợi ích cho việc sản xuất dầu thô của khu vực, một tình huống không có dấu hiệu thay đổi. Nigeria năm ngoái bị gián đoạn nặng nề do các cuộc tấn công ở đồng bằng Niger và nền hòa bình mong manh đã được nhìn thấy cho đến nay có thể vỡ vụn bất cứ lúc nào. Những khó khăn của Shell trong những ngày gần đây là một dấu hiệu rõ ràng rằng sự bất ổn có thể trở lại bất cứ lúc nào.
Vì vậy, chúng ta không thể giả định rằng Libya và Nigeria sẽ tiếp tục bổ sung nguồn cung. Nhưng còn về Hoa Kỳ, nơi mọi thứ ổn định và đá phiến vẫn tiếp tục tăng? Đó là nơi thậm chí còn tiềm ẩn điều ngạc nhiên lớn hơn.
Ở Permian, đã có một số báo cáo gây khó chịu trong những tuần gần đây rằng các công ty khoan đá phiến đang chậm lại và gặp vấn đề với giếng khoan hiện tại của họ. Tốc độ suy giảm đang gia tăng và một số giếng đang sản xuất ra tỷ lệ gas/dầu cao hơn so với dự kiến. Những con số đáng thất vọng từ quý II của Pioneer Natural Resources đã làm dấy lên một số lo ngại rằng Permian có thể sẽ không sống theo sự cường điệu.
Vẫn phải xem liệu cuộc đấu tranh của Pioneer có phải là dấu hiệu của một xu hướng rộng hơn trong khu vực. Các nhà phân tích như Wood Mackenzie đang xua tan nỗi lo về Permian - trong một báo cáo mới, hãng tư vấn này dự báo sản xuất ở Permian sẽ tăng thêm 300.000 thùng/ngày vào cuối năm.
Nhưng thực tế là hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng tăng trưởng sản xuất rất mạnh từ Mỹ - EIA dự báo sản lượng sẽ tăng từ 9,3 triệu thùng/ngày trong năm 2017 lên mức cao nhất mọi thời đại với 9,9 triệu thùng/ngày trong năm tới. Sự gia tăng này được tính vào trong dự báo của mọi người, trong đó có OPEC. Hoàn toàn có thể là sự tăng vọt của đá phiến bắt đầu xáo trộn, điều này sẽ làm đảo lộn các giả định sản xuất cho thời gian còn lại của năm nay và vào năm 2018.
Tiếp đến là Venezuela. Không ai biết được tương lai sắp tới như thế nào với sự xáo trộn của quốc gia Nam Mỹ, nhưng hướng sản xuất dầu của nước này rõ ràng là tiêu cực. Câu hỏi duy nhất là sản lượng sẽ giảm nhanh như thế nào. Những thông báo gần đây từ các công ty quốc tế về việc rút nhân lực của họ ra khỏi Venezuela là một dấu hiệu xấu. Chevron, Total và Repsol đã bắt đầu cắt giảm số lượng công nhân ở Venezuela, mặc dù không rõ điều đó sẽ tác động gì đối với sản xuất dầu. Tuy nhiên, chính quyền của Trump vẫn có thể đẩy Venezuela rơi vào tình huống khó khăn bằng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, điều này có thể dẫn tới một vòng xoáy đi xuống về sản lượng. Một số nhà quan sát thị trường nói rằng nếu mọi thứ trở nên tồi tệ, các công nhân dầu khí của PDVSA có thể sẽ ngừng làm việc.
Nói tóm lại, không có rủi ro thiếu hụt nguồn cung cho thị trường. Nếu sự gia tăng của Libya và Nigeria bắt đầu đảo chiều, đá phiến Mỹ không đạt được mục tiêu và Venezuela mất sản lượng với tốc độ ngày càng tăng, thì thị trường dầu có thể sẽ thắt chặt nhiều hơn vào cuối năm nay so với mọi người giả định.
Nguồn tin: xangdau.net