Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Những quy định hạn chế của kênh đào Panama ảnh hưởng đến thương mại LNG toàn cầu

Chính quyền Kênh đào Panama gần đây đã áp đặt các hạn chế đối với hoạt động đi lại của tàu thuyền do hạn hán nghiêm trọng khiến mực nước trong kênh giảm đáng kể.

Theo những hạn chế đưa ra, các tàu chở hàng đi qua kênh đào sẽ mất nhiều thời gian hơn để tới điểm đến. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các tàu lựa chọn những tuyến đường khác - và lựa chọn thứ hai này hiện đang đe dọa sự lan tỏa ảnh hưởng đến thương mại LNG toàn cầu.

Khi nhiều tàu chọn không đi qua Kênh đào Panama, thay vào đó, họ sẽ phải đi qua Kênh đào Suez trên đường đến châu Á, một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty vận tải biển gần đây đã cảnh báo. Điều này có nghĩa là kênh đào Suez sẽ phải tiếp nhận nhiều tàu hơn bình thường.

Do đó, tình trạng tắc nghẽn buộc các tàu phải rời khỏi Kênh đào Panama sẽ đơn giản là chỉ chuyển sang Kênh đào Suez. Và Kênh đào Panama là nút thắt mặc định cho LNG của Hoa Kỳ. Với tình trạng tắc nghẽn ở đó và tắc nghẽn tại cửa ngõ thay thế sang châu Á, các tàu chở LNG sẽ mất nhiều thời gian hơn để di chuyển.

Sveinung Støhle, phó giám đốc điều hành của Tập đoàn Angelicoussis Hy Lạp, nói với Bloomberg: “kênh đào Suez sẽ cần phải đón thêm nhiều tàu hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian chờ đợi ở cả hai đầu có thể sẽ tăng lên.”

Støhle lưu ý rằng Kênh đào Suez có kinh nghiệm xử lý lưu lượng tàu đến tăng nhưng nói thêm rằng mức tăng có thể khá đáng kể. Thông thường, hàng ngày tàu chở LNG đi qua Kênh đào Panama. Giờ đây, với những hạn chế, mỗi tháng chỉ có ba đến bốn tàu được phép đi qua. Điều này có nghĩa là những tàu còn lại sẽ phải đi theo con đường thay thế là qua Kênh đào Suez.

Đến lượt, điều này có thể gây ra tình trạng thiếu hụt tàu chở LNG từ Hoa Kỳ đến châu Á thông qua tuyến đường dài hơn vì mỗi tàu sẽ mất nhiều thời gian hơn để tới điểm đến và quay đầu lại.

Støhle nói: “Nếu anh không thể đi qua Kênh đào Panama, anh phải bổ sung thêm một con tàu nữa với cùng khối lượng. Nhưng anh lấy tàu đó từ đâu? Đó sẽ là một thách thức."

Những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên về rắc rối sắp xảy ra đối với Kênh đào Panama xuất hiện vào đầu năm nay khi dữ liệu cho thấy mực nước trên Kênh đào ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1914. Lưu lượng tàu không bị ảnh hưởng ngay lập tức nhưng các tàu đã phải giảm bớt một phần tư tải trọng để có thể vượt qua một cách an toàn.

Sau đó, vào đầu tháng 11, chính quyền Kênh đào Panama đã áp đặt giới hạn về số lượng tàu có thể đi qua Kênh, chỉ những tàu đặt trước chỗ mới được phép đi qua. Cơ quan quản lý kênh đào cho biết: “Lượng mưa ghi nhận trong tháng 10 là thấp kỷ lục kể từ năm 1950 (thấp hơn 41%) và cho đến nay, năm 2023 được xếp hạng là năm khô hạn thứ hai trong cùng thời gian nêu trên”.

EIA cảnh báo hồi đầu tháng 11 rằng ngoài việc dẫn đến ùn tắc tàu, điều này còn đẩy chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao, làm tăng thêm giá LNG của Mỹ tới châu Á, do các tàu bị trì hoãn tại Kênh đào Panama không thể sử dụng trên các tuyến thương mại khác.

Thật vậy, theo báo cáo của Bloomberg, phí giao khí đốt từ châu Á đến châu Âu vào mùa hè năm 2024 đã tăng gấp đôi kể từ tháng 10. Phí giao hàng vào mùa đông năm 2024 cũng tăng do các hạn chế liên quan đến hạn hán tại Kênh đào Panama.

Đồng thời, một số chủ tàu chở LNG của Hoa Kỳ đang chọn vận chuyển khí đốt đến châu Âu thay vì châu Á vì việc này ít gặp rắc rối hơn, ngay cả khi LNG ở châu Âu có giá bán thấp hơn, Bloomberg đưa tin, trích dẫn số liệu của S&P Commodity Insights.

Ciaran Roe, Giám đốc toàn cầu về LNG, nói với Bloomberg: “Cơ hội bán LNG từ Mỹ tới châu Á có lời hơn so với châu Âu phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các suất đặt chỗ trên Kênh đào Panama”.

"Nếu anh đặt được chỗ, thì chi phí có thể đủ thấp để đưa hàng hóa đến châu Á có lợi hơn so với đến châu Âu đối với những chuyến hàng đến vào tháng 01, nếu không thì hàng hóa đến châu Âu sẽ có lợi hơn."

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM