Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Những nỗ lực của Trung Quốc để kiềm hãm giá dầu là vô ích

 

Nhập khẩu dầu thô vào Trung Quốc đã giảm gần 15% vào tháng trước. Mặc dù mức giảm này là đáng kể nhưng không có lý do gì để lo lắng vì nguyên nhân là bởi đến mùa bảo trì nhà máy lọc dầu. Điều gì có thể là lý do cho sự lo lắng của giá dầu đang tăng.

Dầu thô Brent đã vượt 72 USD/thùng lần đầu tiên sau hai năm vào cuối tuần trước, trong khi West Texas Intermediate chạm mức 70 USD trong thời gian ngắn trước khi giảm trở lại. Lý do cho sự phục hồi này là nguồn cung thắt chặt do nhu cầu nhiên liệu bắt đầu được cải thiện ở các nền kinh tế đang mở cửa trở lại ở châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, sự thắt chặt này đang gây đau đầu cho những nước tiêu thụ dầu lớn như Trung Quốc.

Tuần trước, Bloomberg đã đưa tin về cách Trung Quốc đang chống chọi với đợt tăng giá hàng hóa gây ra bởi tình trạng thiếu hụt hầu hết mọi thứ. Sự thiếu hụt này, là do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu đang phục hồi, đã khiến chính quyền Trung Quốc phải thực hiện một loạt các biện pháp kiểm soát giá nhằm hãm đà tăng. Những biện pháp này đã đạt được một số thành công, mặc dù Bloomberg dẫn lời các nhà phân tích của Goldman Sachs và Citi nói rằng cuộc chiến giá là một trong những cuộc chiến mà Bắc Kinh thậm chí không thể thắng.

Dong Hao, Giám đốc Viện nghiên cứu Chaos Ternary, một đơn vị quản lý tài sản hàng hóa cùng tên, nói với Bloomberg: “Khởi điểm của sự kìm hãm này là để duy trì sự ổn định kinh tế. Tất nhiên có sự lựa chọn để thị trường tự do điều chỉnh việc phân bổ nguồn lực thông qua cơ chế thị trường thông thường. Nhưng lần này, có vẻ như chi phí xã hội phải trả có thể rất lớn”.

Chi phí xã hội cao không phải là điều mà những người ra quyết định muốn nghe nhắc tới. Tuy nhiên, đôi khi họ không thể làm được gì để kiềm chế giá cả. Dầu có lẽ là ví dụ điển hình nhất khi Trung Quốc nhập khẩu nhiều trong số dầu thô mà họ tiêu thụ. Trên thực tế, tính đến năm ngoái, họ đã nhập khẩu hơn 70% lượng dầu tiêu thụ. Đây là sự phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu và các yếu tố định giá khác.

Saudi Arabia là một trường hợp điển hình. Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy Vương quốc này có thể tăng giá đối với người mua châu Á cho những lô hàng giao tháng 7 khi nhu cầu phục hồi đẩy giá chuẩn dầu cao hơn. Saudi Arabia đã làm điều đó một lần trong năm nay, vào tháng Tư, và phản ứng từ người mua châu Á là không mấy ủng hộ. Tuy nhiên, không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc giảm bớt đơn đặt hàng đối với dầu thô của Ả Rập Xê Út và tìm nguồn dầu rẻ hơn ở những nơi khác.

Nhưng vào lúc đó Trung Quốc gặp may khi cả Iran và Venezuela đều mong muốn bán dầu thô với giá ưu đãi. Trung Quốc đang nhập khẩu từ hai quốc gia bị Hoa Kỳ trừng phạt bất chấp những lời cảnh báo được đưa ra nhiều lần và thậm chí có hành động trừng phạt từ Washington. Tuy nhiên, rất khó để thúc đẩy lượng nhập khẩu này đáng kể — nếu dễ dàng, thì Trung Quốc đã có thể làm được điều đó ngay thời điểm giá dầu thô vượt mức 50 USD/thùng.

Tuy nhiên, Trung Quốc có thể làm một việc khác để kiềm hãm giá dầu: ngừng mua dầu. Vào tháng 5, Oilprice đưa tin rằng Trung Quốc đã mở kho dự trữ dầu thô của mình, rút ra khoảng 280.000 thùng/ngày, theo dữ liệu được trích dẫn bởi Clyde Russell, nhà báo của Reuters.

Giới phân tích và các nhà quan sát khác của Trung Quốc đã phỏng đoán mức dự trữ dầu chiến lược và thương mại của nước này trong nhiều năm, và trong khi công nghệ đã giúp ích rất nhiều, họ vẫn đang phỏng đoán vì Trung Quốc không báo cáo mức tồn kho. Và nếu chúng gần đạt công suất, như ước tính cho thấy, thì Trung Quốc có thể đủ khả năng để giảm bớt lượng dầu mua từ nước ngoài trong một thời gian.

Đây là suy đoán, nhưng nhập khẩu dầu giảm 15% là dữ liệu chính thức và nó có khả năng sẽ ảnh hưởng đến giá ngay trong ngày hôm nay. Từ trước đến nay đều cho thấy rằng ngay cả khi có lý do cho sự sụt giảm nhập khẩu dầu của Trung Quốc như là theo mùa bảo trì nhà máy lọc dầu, thì các thương nhân cũng phản ứng và giá rớt theo, dù trong một thời gian ngắn. Từ lúc đó, quay trở lại cung- cầu.

Hiện tại, bức tranh nhu cầu rất lạc quan, ngay cả Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA đã thay đổi quan điểm của họ khi mới vào tháng trước đề nghị ngưng tất cả các hoạt động thăm dò dầu khí mới để đáp ứng mục tiêu không phát thải. Tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television, giám đốc điều hành của IEA cho biết nhu cầu đang phục hồi nhanh hơn dự kiến ​​trước đó, và trừ khi OPEC + đưa thêm nguồn cung vào thị trường bên cạnh kế hoạch khôi phục 2 triệu thùng/ngày vào tháng 7, giá dầu sẽ tăng cao hơn do khoảng cách cung-cầu nới rộng.

Hơn nữa, IEA đã điều chỉnh lại dự báo của mình rằng nhu cầu dầu sẽ mất nhiều năm để phục hồi về mức trước đại dịch. Một số tổ chức thậm chí còn cho biết có thể sẽ không bao giờ phục hồi về lại mức trước đại dịch. Nhưng giờ đây, IEA cho biết nhu cầu dầu sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm nay.

Hiện tại, OPEC + không có động lực để thúc đẩy sản lượng nhiều hơn kế hoạch — đã nhiều năm trôi qua kể từ khi tổ chức này chứng kiến ​​giá dầu cao như vậy. Do đó, không có dấu hiệu nào cho thấy có thể sẽ có thêm nhiều dầu ra thị trường. Tuy nhiên, thực sự có thể sẽ có thêm dầu đến từ Iran.

Đây hoàn toàn không phải là tin tốt đối với Trung Quốc và những nỗ lực của nước này nhằm tránh lạm phát quá mức do giá hàng hóa tăng vọt. Đó sẽ là một hành động cân bằng khéo léo để giữ cho nền kinh tế tăng trưởng trong khi giữ lạm phát trong tầm kiểm soát.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM