Giá dầu ghi nhận sự sụt giảm lớn vào thứ Năm, với dầu thô WTI và dầu Brent giảm 3% trong phiên giao dịch do lo lắng về trần nợ của Mỹ lấn át sự lạc quan về một đợt cắt giảm sản xuất khác của OPEC+.
Việc bán khống tràn lan cũng đã và đang gây nhiều áp lực lên thị trường. Theo các chuyên gia hàng hóa tại Standard Chartered, vị thế đầu cơ đối với dầu thô hiện đã quay trở lại mức cực kỳ bi quan như hồi tháng 3 bất chấp việc cắt giảm của OPEC+ có hiệu lực từ tháng này.
Có một sự mất kết nối giữa những gì các nhà kinh tế năng lượng đang nhìn thấy trong dữ liệu và những gì các nhà giao dịch đầu cơ đang hành động. Giá dầu đã nhiều lần chạm mức thấp nhất trong nhiều năm trong hai tháng qua, với StanChart suy đoán rằng sự mất kết nối có thể là kết quả của bản chất tâm lý thị trường dầu ngày càng do yếu tố vĩ mô dẫn dắt.
Nhưng các vị thế bán có thể sẽ xuất hiện trong một đợt bán khống lớn khác. Ngày càng rõ ràng rằng Ả-rập Xê-út không còn quan tâm đến sự hài lòng của Washington nữa, và liên minh OPEC+ sẽ làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để giữ giá dầu ở mức cao.
Hoa Kỳ và Châu Âu đã kịch liệt phản đối việc cắt giảm sản lượng của OPEC+, khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden cáo buộc Ả Rập Xê Út thông đồng với Nga và hỗ trợ cuộc chiến của họ ở Ukraine ngay sau khi OPEC+ công bố đợt cắt giảm đầu tiên.
"Bộ Ngoại giao Saudi có thể cố gắng xoay chuyển hoặc làm chệch hướng, nhưng sự thật rất đơn giản, điều này sẽ làm tăng doanh thu của Nga và làm giảm hiệu quả của các biện pháp trừng phạt", phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết trong một tuyên bố cứng rắn vào tháng 10.
Sự suy giảm của dầu đá phiến
Chính quyền Biden cũng đã bị thất vọng trước việc các nhà sản xuất trong nước không có khả năng hoặc không sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất nhằm hạ nhiệt giá nhiên liệu. Các nhà sản xuất đá phiến của Hoa Kỳ đã chọn chi trả cổ tức cho cổ đông thay vì khoan thêm.
Đợt bùng nổ đá phiến thứ hai được quảng cáo rầm rộ gần đây đã buộc phải chấp nhận thực tế khi nhu cầu thiết bị giảm mạnh, một dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy hoạt động khoan ở các vùng năng lượng đá phiến của Mỹ đang chững lại.
Thời báo Tài chính đã đưa tin rằng vào tuần tới, hãng đấu giá Texas Kruse Asset Management sẽ bán đấu giá hai giàn khoan hàng đầu chưa sử dụng trị giá 40 triệu đô la và 30 triệu đô la khi được chế tạo vào năm 2019 với giá khởi điểm lần lượt chỉ còn 12,9 triệu đô la và 2,3 triệu đô la.
Dan Kruse, giám đốc điều hành của Kruse Asset Management, đã nói với Financial Times: “Không có lý do gì để chúng rẻ như vậy, chỉ là vì không có nhu cầu”.
Theo dữ liệu của Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ đã giảm 6% từ đầu năm đến nay xuống còn 731 vào tuần trước, đảo ngược đà tăng ổn định kể từ khi đại dịch bùng phát. Con số hiện tại cách xa so với gần 2.000 giàn khoan hoạt động vào khoảng giữa năm 2014, đỉnh điểm của sự bùng nổ đá phiến. Tuần trước, số giàn khoan khí đốt đã giảm 16, tương đương 10% - mức giảm theo tuần mạnh nhất kể từ năm 2016. Kỳ vọng về một đợt bùng nổ dầu đá phiến khác đang giảm xuống do chi phí tăng cũng như nguồn cung lao động và thiết bị hạn chế sẽ tiếp tục gây trở ngại cho những nỗ lực của các nhà sản xuất đá phiến Hoa Kỳ để nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất.
Tuy nhiên, một số chuyên gia đã dự đoán sản lượng của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng. Cách đây một tuần, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng khoảng 5% trong năm 2023, trong khi nhu cầu nhiên liệu tăng 1%.
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ trong tháng 4 đã vượt dự báo, đạt kỷ lục 4,5 triệu thùng/ngày trong tháng 3 nhờ thị trường Trung Quốc phục hồi do nhu cầu nhiên liệu tăng. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã tăng 22% vào năm ngoái kể từ năm 2021 sau khi Nga xâm lược Ukraine khiến Mỹ, EU và Canada cấm nhập khẩu dầu của Nga và làm thay đổi đáng kể dòng chảy toàn cầu.
Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới và đã ghi nhận sự hồi sinh kinh tế kể từ khi nước này rút lại các chính sách nghiêm ngặt ‘không Covid’. Xuất khẩu tháng 4 sang Trung Quốc tăng lên khoảng 850.000 thùng mỗi ngày, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2020.
Nhìn chung, việc bán tháo giá dầu có thể chỉ là thoáng qua, với hầu hết các chuyên gia dự đoán giá dầu trên 80 USD/thùng trong những năm tới - cao hơn nhiều so với mức giá trung bình 58 USD/thùng trong giai đoạn 2015-2021.
Nguồn tin: xangdau.net