Những năm 2020 có thể là một "thập kỷ hỗn loạn" của thị trường dầu mỏ do thiếu hoạt động khoan dầu ngày hôm nay dẫn đến thiếu hụt nguồn cung. Nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng liên tục nhiều năm và dầu đá phiến sẽ không thể theo kịp.
Có lẽ thật khó để hình dung điều đó vào lúc này, với một thị trường dầu đang phải chịu mức giá thấp và nguồn cung quá mức. Giá hòa vốn giảm đã khiến các nhà khai thác vẫn tiếp tục sản xuất ra khối lượng lớn dầu đá phiến, với sản xuất ở Mỹ đã hồi phục và tăng hàng tuần.
Tuy nhiên, làn sóng của dầu đá phiến là kết quả trực tiếp của sự thắt chặt thị trường nghiêm trọng cách đây một thập kỷ, làm đẩy giá dầu lên đến ba chữ số. Sự gia tăng nhu cầu nhanh chóng của Trung Quốc và các nước Châu Á đang phát triển khác vào đầu những năm 2000 đã vắt kiệt nguồn cung trên thị trường, khi mà sản xuất đã phải vật lộn để theo kịp nhu cầu. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động khoan đá phiến mới trong giai đoạn 2010-2014, như chúng ta biết, điều này đã mang lại rất nhiều nguồn cung. Hệ quả là dẫn đến một cuộc khủng hoảng giá.
"Tôi nghĩ những gì anh có thể rút ra từ việc xem xét lại lịch sử thì đó là dầu có tính biến động. Chúng ta trải qua thời kỳ ổn định, sau đó là tăng mạnh, tiếp theo là sự suy thoái gần như không thể tránh khỏi, "Adam Sieminski, cựu quản trị viên của EIA, cho biết vào ngày 10 tháng 4. Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ có xu hướng gieo hạt giống cho chu kỳ tăng tiếp theo.
"Và chúng ta đang ở trong thời kỳ suy thoái như vậy. Và mọi người đang bàn tán rằng “ồ, có lẽ dầu đá phiến sẽ làm cho nó khác đi. Có thể giá sẽ ít biến động hơn bởi vì dầu đá phiến bây giờ có thể đáp ứng một khi nhu cầu tăng trở lại"Tôi nghĩ rằng những năm 2020 'sẽ là một trong những thời kỳ khó khăn", Sieminski cho biết. "Đó là lý do tại sao tôi gọi nó là thập kỷ hỗn loạn. Bây giờ chúng ta không có đủ vốn đầu tư, nên tôi không biết đầu đá phiến sẽ có thể làm được gì. "
Những bình luận của cựu Quản trị viên EIA phản ánh quan điểm tương tự ddến từ đối tác quốc tế, IEA, cơ quan này đã nhiều lần cảnh báo về một đợt tăng giá trong thời gian một vài năm do sự cắt giảm mạnh mẽ trong khoan dầu và đầu tư trong ba năm qua. Từ năm 2000 đến năm 2014, ngành dầu mỏ đã tăng gấp 5 lần đầu tư vào thăm dò và khai thác dầu khí, tăng từ 160 tỷ USD năm 2000 lên 780 tỷ USD vào năm 2014.
Tuy nhiên, IEA đã ghi nhận trong một báo cáo về đầu tư năng lượng vào năm 2016: đầu tư giảm hơn 300 tỷ đôla trong giai đoạn hai năm 2015 và 2016 - "một thực tế chưa từng có trước đó". Năm 2017 có thể cho thấy chi tiêu tăng nhẹ, nhưng ngành công nghiệp này không quay trở lại gần với mức đầu tư trước năm 2014.
Vốn đầu tư vào thăm dò, khai thác dầu mỏ và khí đốt trên thế giới
Điều đó có thể khiến thế giới phải chịu sự thiếu hụt nguồn cung vào cuối thập kỷ này khi các dự án nước sâu lớn không được bật đèn xanh trong ba năm qua. Việc thiếu sản lượng mới đồng nghĩa với các nhà cung cấp phải vật lộn để theo kịp nhu cầu.
Michael Cohen, Giám đốc nghiên cứu thị trường năng lượng tại Barclays, trao đổi với Platts Capitol Crude podcast rằng sự thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra ngay sau giai đoạn 2020-2022, giả định tăng trưởng nhu cầu dầu hàng năm từ 0,8 đến 1 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với mức tăng trưởng 1,3 triệu thùng/ngày mà IEA dự báo trong năm nay. Tất nhiên, nếu nhu cầu tăng trưởng mỗi năm ở mức trên 1 triệu thùng/ngày - không phải là một kịch bản bất hợp lý – thì sự thiếu hụt nguồn cung thậm chí sẽ còn trầm trọng hơn. Cohen nói trên Platts podcast: "Câu hỏi đặt ra là liệu thị trường có nhìn thấy tình huống có thể xảy ra này và cố gắng định giá nó sớm hơn. "Theo quan điểm của chúng tôi, giá cần phải tăng lên" để khuyến khích nguồn cung mới để bù đắp khoảng cách này, ông nói thêm.
"Tất cả những gì sẽ diễn ra là một cuộc khủng hoảng địa chính trị ở một số quốc gia, chẳng hạn như - Venezuela - và vài triệu thùng mỗi ngày rời khỏi thị trường, và tôi không chắc chúng ta thực sự có khả năng phản ứng nhanh hay không", cựu giám đốc EIA- Adam Sieminksi nói với Platts.
Nguồn tin: xangdau.net