Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Những mối nguy trong nhu cầu dầu tăng trưởng của Trung Quốc

Cơn khát dầu của Trung Quốc tiếp tục gia tăng, bất chấp tác động mà hàng rào thuế quan Mỹ đang bắt đầu gây ra đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hôm thứ Bảy, dữ liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao kỷ lục 10,48 triệu thùng/ngày trong tháng 11. Báo cáo của nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa S & P Global Platts cho biết đây là lần đầu tiên nhập khẩu dầu thô hàng tháng của Trung Quốc đạt tổng cộng hơn 10 triệu thùng/ngày. Mức cao kỷ lục trước đó là 9,64 triệu thùng/ngày đạt được vào tháng 4 năm 2018. Tính theo thùng mỗi ngày, báo cáo cho biết thêm, lưu lượng này thể hiện mức tăng 13,9% so với 9,19 triệu thùng/ngày của tháng 10.

Đặt con số đó vào viễn cảnh, 10,48 triệu thùng/ngày nhập khẩu dầu của Trung Quốc chỉ dưới một chút so với mức sản xuất dầu cao kỷ lục 10,72 triệu thùng/ngày của Ả Rập Xê Út vào tháng 11 năm 2016, ngay trước khi OPEC và các đồng minh ngoài OPEC do Nga dẫn đầu bắt đầu thỏa thuận cắt giảm sản lượng hồi tháng 1/2017.

Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh và Washington không thể đồng ý về thỏa thuận thương mại trong khung thời gian 90 ngày được thiết lập vào tuần trước sau khi Tổng thống Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị G20 ở Argentina, thì suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, đặc biệt là trong sản xuất, sẽ xảy ra sau đó, gây ra sự sụt giảm nhu cầu dầu của Trung Quốc, và mở rộng ra là nhu cầu dầu toàn cầu.

Janet Kong, giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh dầu mỏ ở châu Á của BP, nói với Reuters vào cuối tháng 9 rằng căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể từ từ tác động tới nhu cầu dầu mỏ ở nước này. “Bước vào năm 2019, tôi lo lắng về tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, đang biểu lộ từ từ”, bà nói. “Tác động của chiến tranh thương mại đã không thực sự xuất hiện trong dữ liệu ở bất cứ đâu, nhưng nó sẽ xuất hiện dần dần theo thời gian. Vì vậy, cú sốc nguồn cung rất mạnh và nhanh chóng, trong khi tác động từ chiến tranh thương mại thì đang nóng lên từ từ”.

Tia hy vọng

Vì bây giờ có ít nhất một tia hy vọng rằng căng thẳng thương mại có thể được khắc phục, và một thỏa thuận đạt được sẽ ngăn Mỹ tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đô la từ 10% lên 25%, nên nhu cầu dầu mỏ vẫn còn mạnh mẽ trong khi nước này tăng cường nhập khẩu dầu của Mỹ và cả LNG có nguồn gốc từ Mỹ.

Sự hòa hoãn ngắn ngủi trong cuộc chiến thương mại giữa hai bên đã cho phép một cơ hội cho các công ty dầu khí Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu dầu của Mỹ một lần nữa. Các nguồn tin biết rõ vấn đề này cho biết vào tuần trước rằng tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc Unipec sẽ bắt đầu mua dầu của Mỹ vào tháng 3, khi thời hạn đình chiến 90 ngày đạt được giữa Trump và ông Tập kết thúc.

Theo một bản tin của CNBC, “những khách hàng Trung Quốc muốn mua dầu thô của Mỹ sẽ tranh thủ nhập khẩu dầu trong thời gian 90 ngày này”, một giám đốc điều hành cấp cao của nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Á Sinopec cho biết,  nói thêm rằng dầu phải đến Trung Quốc trước ngày 1 tháng 3. “Giá dầu thấp, do đó, nó rất hợp lý về mặt kinh tế để tích trữ một số dầu thô như là dự trữ thương mại”, giám đốc điều hành này cho biết, người yêu cầu được giấu tên.

Kịch bản xấu nhất

Sắp tới, một kịch bản tồi tệ nhất đối với không chỉ Trung Quốc, mà còn cho cả thị trường toàn cầu, đặc biệt là các thị trường mới nổi, đó là sẽ không có thỏa thuận chính thức nào đạt được vào ngày 1 tháng 3, một khả năng có thể xảy ra do sự cứng rắn của Trump đối với sự mất cân bằng thương mại của Trung Quốc với Mỹ, cùng với việc Bắc Kinh không có khả năng chịu nhường trong các lĩnh vực quan trọng mà các nhà đàm phán Mỹ yêu cầu. Nhiều yêu cầu của Mỹ gần như là cũng không thể để Trung Quốc đồng ý, ít nhất là trong ngắn hạn, vì nó sẽ buộc nước này phải cấu trúc lại cách thức giao dịch và thậm chí cả cách thực hiện chính sách tài chính và kinh tế của chính phủ. Tương tự như vậy, quá nhiều sự nhường nhịn của Tập Cận Bình sẽ làm suy yếu địa vị của ông trong mắt người dân Trung Quốc khi ông tiếp tục xây dựng sự lãnh đạo và quyền lực của mình đến mức chưa từng thấy kể từ thời Mao Trạch Đông.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM