Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Những lực chính có thể đẩy giá dầu lên 120 USD

Đợt phục hồi gần đây nhất của giá dầu lại bị chặn đứng một lần nữa, và những lo ngại tương tự về lượng cung dư thừa đã không hề thuyên giảm. Dự đoán từ hầu hết các nhà phân tích là có rất ít cơ hội để giá dầu tăng và chúng ta sẽ phải đợi ít nhất là đến năm 2018 trước khi thị trường tiến lại gần hơn đến "sự cân bằng".

Tuy nhiên, một lực chính cho giá dầu là địa chính trị, dù không chắc chắn do mức độ thừa cung vẫn còn tồn tại, nhưng có thể đẩy giá lên. Nhưng cao như thế nào? Vụ  cô lập mới nhất với Qatar, vốn đã phát triển nhanh trong cuộc khủng hoảng chính trị ở khu vực Trung Đông, đã dẫn đến một đợt tăng giá dầu dữ dội trong quá khứ, mặc dù Qatar là một nhà sản xuất tương đối nhỏ.

Nếu một cuộc khủng hoảng liên quan đến các nhà sản xuất dầu nặng không được thị trường quan tâm thì thật khó tưởng tượng một số sự kiện khác gây ra sự tăng giá mạnh, ngay cả khi có nhiều dầu hơn nữa.

Nhưng đó chính là điều mà một số nhà phân tích lo ngại, cảnh báo rằng thị trường đang bỏ qua một số vấn đề địa chính trị lớn tiềm ẩn đang dần xuất hiện trên đường chân trời.

Neil Dwane, Giám đốc đầu tư của quỹ châu Âu tại Allianz Global Investors trả lời CNBC tuần trước rằng, "2 triệu thùng dầu mỗi ngày của Venezuela có thể ra đi bất cứ lúc nào. Mexico trông có vẻ cạn kiệt. Azerbaijan đang gặp rắc rối. Sản xuất của chính Trung Quốc đang sụp đổ nhanh chóng”.

Herman Wang tại S&P Global Platts đã đồng ý với quan điểm giá dầu lên 120 USD, mặc dù ông hy vọng đà tăng sẽ ít hơn. "Có những kịch bản hợp lý mà bạn có thể thấy, có lẽ không phải là 120 USD/thùng, nhưng giá dầu leo thang, nói cách khác là 70-80 USD do một số mối lo ngại về địa chính trị này và về nguồn cung. “Venezuela chắc chắn là một mớ hỗn độn vào lúc này”, Wang trao đổi với Squawk Box của CNBC vào tuần trước.

Tuy nhiên, có một vài lý do tại sao một số nhà phân tích lại không tin vào viễn cảnh giá dầu ba chữ số trong tương lai gần. Xét cho cùng, lượng dầu tồn kho vẫn còn cao ngút trời, ngay cả khi chúng đang bắt đầu giảm; sản xuất đá phiến Mỹ đã rầm rộ trở lại, thêm khoảng 0,5 triệu thùng/ngày từ cuối năm ngoái; Libya và Nigeria đã khôi phục khoảng 400.000 thùng mỗi ngày trong số sản lượng bị gián đoạn. Không những vậy, mà đà tăng rõ nét hơn còn được dự báo ​​sẽ đến từ Mỹ, Nigeria và Libya, trong khi các dự án dài hạn khác ở Canada và Brazil sắp sửa bổ sung thêm sản lượng trong năm nay.

Song, không phải tất cả đều được đảm bảo. Sự phục hồi dầu đá phiến của Mỹ gần đây đã gặp rắc rối. Quan trọng hơn, sự bất ổn về địa chính trị ở các quốc gia không ổn định như Libya và Nigeria có thể nhanh chóng làm ngưng sản xuất một lần nữa. Đơn cử như, Reuters đưa tin rằng các cuộc đụng độ gay gắt đã diễn ra ở Libya vào ngày 9 tháng 7, nhấn mạnh thực tế là sự yên ổn gần đây của nước này là rất mong manh.

Đồng thời, hòa bình ở đồng bằng Niger cũng bắt đầu trông có vẻ lung lay. Theo Reuters, nhiều phiến quân không hài lòng với lời hứa của chính phủ và đã đe doạ quay lại bạo lực. "Sự hòa bình này là một hòa bình của nghĩa địa", một người đứng đầu ở Delta Niger nói với Reuters. "Không ai có thể đảm bảo với bất cứ ai rằng sẽ không xảy ra chuyện gì ở Delta”. Nigeria đang đặt mục tiêu 2 triệu thùng/ngày vào tháng 8, cao nhất trong một năm rưỡi, và gần gấp đôi so với mức thấp nhất kể từ năm ngoái.

Cũng có một sự mơ hồ hơn và thay đổi bất ổn nhiều hơn về uy lực gần đây của hoàng tử Ả Rập Saudi, Mohammed bin Salman, người đã đưa ra một cách tiếp cận hiếu chiến hơn đối với chính sách đối ngoại của Ảrập Xêút. Sự leo thang của cuộc đối đầu chống lại Qatar là một kết quả rõ ràng của điều đó. Cuộc chiến ở Yemen cũng vậy. Nhiều mâu thuẫn hơn có thể nảy sinh từ một chính phủ Ả Rập hiếu chiến hơn. "Chúng tôi khẳng định rằng khu vực này có thể phải chịu sự biến động nhiều hơn và có nguy cơ cao hơn", vì Mohammed bin Salman tiếp quản với tư cách là hoàng tử, RBC đã viết trong một lưu ý hồi tháng trước.

Nhưng Venezuela có thể là mẹ của tất cả các sự kiện thiên nga đen. Như Neil Dwane của Allianz Global Investors đề cập đến, Venezuela đã chứng kiến ​​sự gần sụp đổ của xã hội, và việc sản xuất dầu 2 triệu thùng/ngày của nước này có thể làm sáng tỏ. Dường như không thể tưởng tượng được ở thời điểm này, nhưng ngày càng trở nên có nhiều khả năng hơn. Sản lượng dầu của Venezuela đã giảm mạnh, xuống còn 1,96 triệu thùng/ngày tính tới tháng 5 năm 2017, từ 2,375 triệu thùng/ngày của năm 2015. Trong khi đó, ngành công nghiệp lọc dầu của Venezuela đang lâm vào tình trạng hỗn loạn, buộc nước này ngày càng phải nhập khẩu xăng để tránh tình trạng thiếu nhiên liệu.

Các cuộc biểu tình đường phố ở quốc gia Nam Mỹ này vừa đánh dấu ngày thứ 100, và không có dấu hiệu dừng lại.

Thị trường dầu mỏ hiện nay khá ảm đạm và ì ạch, nhưng có thể đánh một hồi chuông cảnh báo ngay lúc này nếu như một khối lượng dầu lớn bị gián đoạn bởi một số sự kiện không lường trước được.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM