Trong năm 2008 giá dầu thô giảm mạnh vào nửa sau của năm, giá dầu thô trung bình của OPEC giảm 75% so với mức đỉnh điểm hồi tháng 7, đến cuối năm chỉ trên 35$/thùng. Những sự kiện nổi bật trong thời kỳ này – cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế tốc độ nhanh cùng với suy giảm nhu cầu cũng như đầu tư vào thị trường dầu giảm – là những nhân tố chính đằng sau sự đảo chiều đột ngột của thị trường. Trượt giá hơn 100$/thùng, giá dầu thô bắt đầu năm nay có nguy cơ tiếp tục giảm. Ngược lại, giá sẽ tương đối ổn định, giá dầu thô trung bình của OPEC vẫn ở mức thấp 40$/thùng (biểu đồ 1) bất chấp các dữ liệu về nhu cầu và kinh tế ảm đạm vẫn không thay đổi, cũng như sự tồn tại mức tồn kho dầu thô cao.
Thật vậy, các chỉ tiêu tài chính và kinh tế vĩ mô trong quý đầu tiếp tục thể hiện một bức tranh ảm đạm trên khắp toàn cầu. Thị trường chứng khoán giảm xuống những mức mà kể từ cuộc khủng hoảng châu Á đến giờ chưa lặp lại, và nền kinh tế thực, đặc biệt là ở khu vực OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) tiếp tục giảm mạnh về sản lượng công nghiệp, xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Tình trạng thị trường lao động cũng suy giảm ở mức báo động. Tại Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp lên đến 8,1% trong tháng 2, mức cao nhất trong 25 năm trở lại đây. Vì nhu cầu toàn cầu tiếp tục giảm, tỉ lệ thất nghiệp trên thế giới được dự đoán là sẽ tăng cao hơn.
Sự can thiệp của chính phủ nhằm kích thích nền kinh tế và ổn định tài chính đã được đặt ra cấp bách như những biện pháp duy nhất để giúp hạn chế sự suy giảm nhu cầu và niềm tin.
Số liệu báo cáo gần đây vẫn rất tiêu cực do đó nhiều khả năng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2009 sẽ được điều chỉnh giảm. Dự báo của chúng ta bây giờ là nền kinh tế thế giới sẽ co lại 0,2% gây ra bởi suy thoái trầm trọng ở các nước OECD – được cho là giảm 2,5%. Tăng trưởng ở các nước đang phát triển cũng được dự báo là giảm mất hơn nửa xuống chỉ còn 2,3, so với 5,1% của năm ngoái. Tăng trưởng của Trung Quốc có khả năng đạt 6,5%, thấp hơn nhiều so với mức 9% đạt được năm 2008. Một gói kích thích kinh tế lớn sẽ giúp khuyến khích nền kinh tế Trung Quốc, mặc dù ảnh hưởng đến tăng trưởng thế giới có thể không đáng kể. Các biện pháp kích thích tài chính tương tự đang được đưa ra trên toàn cầu, ước tính chiếm khoảng từ 2 đến 3% tổng GDP toàn thế giới.
Khủng hoảng tài chính lan đang tác động đến cả các nước phát triển và đang phát triển, cho thấy tầm ảnh hưởng đối với nhu cầu dầu mỏ năm 2009 không chỉ ở các nước OECD mà còn trên toàn thế giới. Nhu cầu dầu mỏ trên thế giới năm 2009 dự đoán sẽ giảm năm thứ 2 liên tiếp, giảm khoảng 1,0 triệu thùng/ngày, với mức tăng trưởng “tiêu cực” ở OECD là 1,3 triệu thùng/ngày, và các nước không thuộc OECD chỉ tăng rất thấp 0,3 triệu thùng/ngày so với 1,3 triệu thùng/ngày ước tính cho năm 2008. Đây là một sự suy giảm mạnh của xu hướng quan sát được trong những năm gần đây khi nhu cầu tại các nước không thuộc OECD tăng trưởng trung bình 1,5 triệu thùng/ngày.
Hơn nữa. với sự lan rộng của suy thoái kinh tế toàn cầu, sự xói mòn của nhu cầu đã thấy ở năm 2008 cũng lan tràn sang các nước khong thuộc OECD.
Trong khi sự điều chỉnh giảm xuống của nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2008 chỉ được quan tâm ở các nước OECD thì năm nay sẽ diễn ra ở cả các nước thuộc OECD lẫn không thuộc OECD, tổng mức điều chỉnh giảm từ tháng 9 năm ngoái là 2 triệu thùng/ngày (biểu đồ 2). Điều này là một lý do để lo ngại vì các quốc gia không thuộc OECD là một thành phần cơ bản của tăng trưởng nhu cầu từ năm 2006. Về mặt cung, dự đoán về cung từ các nước không thuộc OPEC tăng 0,4 triệu thùng/ngày sau khi giảm 0,2 triệu thùng/ngày năm 2008. Dự báo này đã điều chỉnh giảm xuống từ mức 0,9 triệu thùng/ngày, tính đến tác động của môi trường giá cả hiện tại lên đầu tư và sản xuất.
Sau dự báo tổng mức tăng cung ở các nước không thuộc OPEC và mức tăng trưởng cầu ảm đạm,nhu cầu dầu thô năm 2009 của OPEC dự báo sẽ giảm mạnh khoảng 1,8 triệu thùng/ngày, 1 phần là do mức giảm 0,5 triệu thùng/ngày từ năm 2008. Hơn nữa,sự giảm liên tục của nhu cầu, thời gian tồn kho dầu thô ở các nước OECD trong thời gian tới đây sẽ quay lại một mức cực kỳ cao là 57 ngày.
Hành động của OPEC hồi cuối năm ngoái tỏ ra có hiệu quả trong việc hãm lại bước giảm kỷ lục của giá dầu và giúp giá ổn định gần 40$/thùng. Với nền kinh tế tiếp tục suy thoái và nhu cầu bị xói mòn cũng như mùa nhu cầu yếu sáp tới, có khả năng sẽ lại có sức ép lên giá. Do sự liên kết giữa trạng thái ngắn, trung và dài hạn, giá dầu cần được duy trì ở những mức có thể thúc đẩy đầu tư vào năng lượng cùng với dây chuyền cung cấp giúp cứu lại tăng trưởng kinh tế trong dài hạn hơn. Đây là những vấn đề chính được quan tâm trong cuộc họp ngày 15/3 của OPEC.