Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu cao hơn nguồn cung?

Theo Báo cáo Thị trường Dầu mỏ mới nhất của IEA, các kho dự trữ dầu đang giảm trên toàn thế giới, một dấu hiệu cho thấy các thị trường dầu mỏ toàn cầu đã chuyển từ thừa cung sang hụt cung.

Cơ quan năng lượng tại Paris này ước tính rằng các kho dự trữ dầu mỏ toàn cầu chỉ tăng 0,1 triệu thùng/ngày trong quý I, một con số khá lạc quan do lượng hàng tồn kho đang tăng lên ở Mỹ. Nhưng vấn đề là Mỹ có dữ liệu "có thể nhìn thấy", vì vậy ngay cả khi tồn kho đang giảm ở những nơi khác trên thế giới, thì số liệu tăng ở Mỹ có xu hướng che phủ các xu thế toàn cầu. Vì vậy, trong khi OECD (bao gồm cả Mỹ) nhìn thấy tồn kho ​​ tăng 0,3 triệu thùng/ngày trong quý I, cả thế giới nói chung chỉ đạt mức tăng nhẹ 0,1 triệu thùng/ngày.

Hơn nữa, trong tháng 3, ngay cả OECD cũng chứng kiến ​​tồn kho bắt đầu giảm. IEA đã viết trong báo cáo mới nhất của mình rằng điều đó có nghĩa là "việc tái cân bằng đó cơ bản là ở đây, và ít nhất là trong ngắn hạn, đang tăng tốc. Giả sử với việc gia hạn cắt giảm của OPEC cắt giảm, IEA dự đoán rằng quý II sẽ thấy sự sụt giảm tồn kho tăng lên đến 0,7 triệu thùng/ngày. Nói cách khác, bất chấp những lo ngại liên quan đến tình trạng thừa cung, thị trường dầu mỏ đang ở trong tình trạng thiếu cung.

Do khoảng cách giữa cung và cầu tăng lên, nên sự sụt giảm hàng tồn kho sẽ tăng lên nhiều hơn trong quý ba và quý tư.

Tuy nhiên, IEA đã cảnh báo các nhà đầu cơ dầu giá lên không nên quá nóng vội. Thậm chí nếu những dự báo này được chứng minh là chính xác, lượng hàng tồn kho toàn cầu vẫn có thể không giảm xuống còn mức trung bình 5 năm, "gợi ý rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong nửa cuối năm 2017 để giảm tồn kho hơn nữa."

Sau đó, IEA đã đưa ra một loạt các khuyến cáo đã làm giảm bớt ảnh hưởng của kết luận cho rằng thị trường đang ở trong tình trạng thiếu cung.

Đầu tiên, làm phức tạp dự báo là tốc độ tăng trưởng đá phiến Mỹ. Sử dụng dữ liệu hồi cố chính xác hơn, IEA trích dẫn một thực tế rằng sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên mức 9,03 triệu thùng/ngày trong tháng 2, hoặc cao hơn 465.000 thùng/ngày so với mức thấp điểm hồi tháng 09 năm ngoái. Tuy nhiên, số liệu cập nhật hàng tuần của EIA cho thấy sản lượng đã lên đến 9,31 triệu thùng/ngày, tăng hơn 700.000 thùng/ngày trong vòng 8 tháng.

Sự trở lại đầy ấn tượng này đã khiến IEA điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng đá phiến của Mỹ trong năm nay, dự kiến ​​tăng 790.000 thùng/ngày trong năm 2017, một đợt điều chỉnh tăng 100.000 thùng/ngày từ báo cáo tháng 4 của IEA. Đá phiến của Mỹ tiếp tục gây bất ngờ và "sự đa dạng và năng động của ngành đá phiến của Mỹ mà con số của chúng tôi có thể sẽ là một mục tiêu di chuyển trong năm 2017", báo cáo cho hay.

Thứ hai, các nước OPEC khác có thể làm suy yếu hiệu quả của việc cắt giảm sản lượng. "Chúng ta cần phải theo dõi chặt chẽ Libya và Nigeria, nơi có dấu hiệu cho thấy sản xuất có thể tăng ổn định", IEA cảnh báo. Thực tế, Libya cho biết sản lượng của họ ở mức cao nhất trong ba năm qua với hơn 800.000 thùng/ngày.

Tuy nhiên, thông điệp cuối cùng nổi bật của IEA: thị trường dầu mỏ đang thắt chặt lại và có khả năng bị thâm hụt. Trong thời gian tới, thâm hụt sẽ tăng lên, điều này sẽ đẩy giá dầu tăng lên, mặc dù chậm. Việc gia hạn hiệp ước cắt giảm OPEC thêm 9  tháng sẽ giữ cho thị trường ổn định và tiến lên phía trước, ngăn chặn khả năng chệch hướng và một cuộc khủng hoảng giá khác. Trong khi IEA cảnh báo rằng thặng dư hàng tồn kho toàn cầu sẽ không bị xóa mất vào cuối năm 2017, một sự mở rộng cho đến cuối quý I năm 2018, theo ước tính của Bloomberg, thì tồn kho OECD cuối cùng sẽ giảm trở lại vào khu vực trung bình vào cuối khoảng thời gian đó.

Các nhà phân tích hàng đầu khác đồng ý. Để đáp ứng sự gia hạn của OPEC, Manpreet Gill, giám đốc đầu đầu tư chiến lược FICC tại Standard Chartered cho biết trên Bloomberg TV rằng "nó đóng vai trò rất tốt trong câu chuyện dài hạn rằng nhu cầu tiêu thụ cuối cùng đang tăng trưởng nhanh hơn nguồn cung." Gill tiếp tục nói thêm rằng sự gia hạn của OPEC "đẩy nhanh tốc độ tăng" đối với giá dầu thô, dự báo giá sẽ tăng từ 60 USD đến 65 USD/thùng.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM