Sự phục hồi nhu cầu khi việc phong tỏa do coronavirus nới lỏng kết hợp với việc cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất hàng đầu có thể cân bằng thị trường dầu mỏ toàn cầu vào tháng 6, một số nhà phân tích và ngân hàng dự đoán.
“Tâm lý lạc quan tiếp tục thu thập động lực khi chúng ta tiến gần đến tháng 6, khi ... cân bằng dầu thô toàn cầu được thiết lập để đạt đến khu vực thiếu hụt ròng, là 1,5 triệu thùng mỗi ngày, điểm thắt chặt nhất kể từ tháng 8/2019,” JBC Energy cho biết.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã nói rằng nhu cầu tăng sẽ giúp cắt giảm thặng dư khoảng 7 triệu thùng/ngày xuống còn 12 triệu thùng/ngày vào tháng 6 hoặc tháng 7.
Nga cho biết sản lượng của nước này đã giảm xuống gần đến hạn ngạch trong tháng 5 và tháng 6 theo thỏa thuận được các nhà sản xuất lớn gọi là OPEC + nhất trí.
Dữ liệu tắc nghẽn giao thông từ một số thủ đô trên thế giới cho thấy sự trở lại mức nhu cầu xăng của một năm trước.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA dự kiến áp lực lên lưu trữ toàn cầu sẽ giảm mạnh trong nửa cuối năm nay.
“Xu hướng của việc lấp đầy dự trử sẽ bắt đầu đảo chiều khi chúng ta rơi vào tình trạng thâm hụt trong nửa cuối năm nay,” ông Neil Atkinson, giám đốc bộ phận dầu khí và thị trường của IEA, nói với các phóng viên.
Goldman Sachs cho biết trong tháng này rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ chuyển sang thâm hụt vào tháng 6, và cho biết thêm rằng sự cải thiện nhu cầu lớn nhất là trong lĩnh vực vận tải đường bộ tiêu thụ xăng ở Trung Quốc, Mỹ và Đức.
Tuy nhiên, ngân hàng Raiffeisen Bank International của Áo nói với Reuters rằng họ dự kiến cân bằng sẽ đạt được vào khoảng cuối tháng 8 hoặc giữa tháng 9, nói rằng sự gia tăng trong di chuyển đi lại cho đến nay sẽ không ngăn chặn được sự sụp đổ của nhu cầu.
Lưu ý về bất kỳ dự đoán nào, BofA Global Research cho biết: “Chúng tôi không thể loại trừ sự bùng phát lây nhiễm virus thứ hai và phong tỏa nghiêm ngặt hơn nữa ... bất kỳ thặng dư nhỏ nào trong thị trường dầu cũng có thể nhanh chóng làm mất sự cân bằng mỏng manh này.
Nguồn: xangdau.net