Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc tạo động lực cho sự phục hồi thị trường dầu

 

Sau đợt phục hồi giá của tuần trước, giá dầu tăng cao hơn vào sáng thứ Hai, do nhu cầu tăng từ Trung Quốc. Ngoài ra, sự suy yếu của đồng đô la Mỹ cũng đã góp phần vào đợt tăng giá của tuần trước. Các trader cũng đang kỳ vọng OPEC + sẽ cắt giảm sâu hơn với 1,15 triệu thùng/ngày trong tháng 8 và tháng 9. Kết quả là, dầu thô Brent giao dịch trên 46 đô la, chủ yếu là do gián đoạn nguồn cung gây ra bởi hai cơn bão ở Vịnh Mexico, làm ảnh hưởng đến khoảng 84% sản lượng ở Gulf Coast, nơi có khoảng 1,7 triệu thùng/ngày vẫn còn ngưng hoạt động.

Laura, một cơn bão cấp 4 đã đổ bộ vào đầu ngày thứ Năm tuần trước, ở phía Tây Nam của Louisiana, trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử đổ bộ vào bang này. Hơn 310 giàn khoan ngoài khơi, trong tổng số 643, đã được sơ tán cùng với 9 nhà máy lọc dầu dẫn đến việc ngừng hoạt động 2,7 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 15% công suất lọc dầu của Mỹ. Hơn nữa, các báo cáo ban đầu cho thấy thiệt hại gây ra cho các nhà máy lọc dầu là không đáng kể, nhưng tình trạng mất điện liên tục có thể làm trì hoãn việc khôi phục lại các hoạt động lọc dầu.

Tác động của việc gián đoạn nguồn cung đối với thị trường là không quá lớn do tồn kho nhiên liệu tiếp tục tăng cao. Với ảnh hưởng của cơn bão đã tan, BP được cho là đang chuẩn bị kiểm tra các cơ sở của mình ở Vịnh Mexico để chuẩn bị khởi động lại hoạt động.

Mặt khác, tình hình ở Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý thị trường khi Ấn Độ ghi nhận khoảng 79 nghìn ca mắc COVID-19 mỗi ngày trong ba ngày liên tiếp. Số ca nhiễm ở Pháp và Vương quốc Anh cũng đã tăng trở lại, làm dấy lên lo ngại về khả năng diễn ra lệnh phong tỏa mới.

Nhu cầu dầu của Trung Quốc cao kỷ lục

Giá tiếp tục được hỗ trợ bởi sự khẳng định của Trung Quốc về cam kết đối với thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Hoa Kỳ. Nhu cầu dầu của Trung Quốc được cho là đã tăng 16,7% so với tháng 6 ở mức 14,16 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy, điều này phản ánh sức mạnh trong sự phục hồi kinh tế của nước này. Số liệu nhu cầu của tháng Bảy cũng cao hơn một năm trước, đạt 12,83 triệu thùng/ngày. Con số này cũng cao hơn 2,02 triệu thùng/ngày so với dự báo của chúng tôi cho tháng 7. Tuy nhiên, tồn kho dầu và các sản phẩm tinh chế của Trung Quốc, vốn đã tăng đáng kể trong thời kỳ suy thoái giá trong quý 2/2020, tiếp tục ở mức cao và dự kiến ​​sẽ giảm với tốc độ chậm.

Các yếu tố nêu trên được dự đoán sẽ làm hạn chế đà tăng giá trong tháng 9. Hơn nữa, Ấn Độ tuyên bố sẽ ngừng nhập khẩu sản phẩm dầu từ Trung Quốc, điều đó có nghĩa là các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc có thể khó tìm được người mua ở nước ngoài cho sản lượng dư thừa của họ. Đầu tháng này, các nhà máy lọc dầu Ấn Độ đã ngừng thuê các tàu chở dầu và nhiên liệu do Trung Quốc sở hữu và mang cờ Trung Quốc vì căng thẳng giữa hai nước tiếp tục gia tăng do tranh chấp biên giới đang diễn ra.

Mặt khác, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc vào tháng trước đạt mức cao kỷ lục và có khả năng tiếp tục tăng trong tháng 8 và tháng 9 trong khuôn khổ các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Trung Quốc hứa sẽ mua các sản phẩm năng lượng của Mỹ trị giá tới 25,3 tỷ USD nhưng hiện chỉ nhập khẩu trên 3 tỷ USD. Mỹ là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ tư cho Trung Quốc với 863 nghìn thùng/ngày, đứng sau Ả Rập Xê-út với 1,26 triệu thùng/ngày, Iraq với 1,36 triệu thùng/ngày và Nga với 1,73 triệu thùng/ngày, số liệu từ tháng 7 Năm 2020 cho thấy. Tháng trước, Mỹ đã xuất khẩu 863 nghìn thùng/ngày sang Trung Quốc, gấp khoảng 6 lần mức xuất khẩu trong tháng 6, chỉ 143 nghìn thùng/ngày. Tổng cộng, Trung Quốc đã nhập khẩu 12,08 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy.

Ả Rập Xê Út từ trước đến nay luôn là nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng OPEC + gần đây, sự tuân thủ thấp hơn từ Nga và Iraq, và giá của Aramco tăng đã ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc. Tháng 5 và tháng 6 vừa qua, xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê Út sang Trung Quốc đạt 2,16 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, Saudi Aramco đã cắt giảm 10-30% lượng dầu vận chuyển sang châu Á trong khi tăng giá dẫn đến giảm thị phần.

Dữ liệu năng lượng của Mỹ vẫn lạc quan với triển vọng thận trọng

Các số liệu lạc quan tiếp tục xuất hiện từ EIA, nhưng tin tức này đã không tác động đến thị trường. Tuần trước, EIA báo cáo tồn kho dầu thô thương mại giảm 4,7 triệu thùng xuống 507,8 triệu thùng kết hợp với kho dự trữ chiến lược giảm 1,8 triệu thùng xuống còn 649,5 triệu thùng. Tồn kho xăng cũng giảm 4,6 triệu thùng xuống 239,2 triệu thùng, trong khi các sản phẩm chưng cất trung gian tăng 1,4 triệu thùng lên 179,2 triệu thùng. Nhập khẩu ròng của Mỹ giảm 1,041 triệu thùng/ngày do xuất khẩu tăng. Dựa trên số liệu của EIA, chúng tôi ước tính nhu cầu dầu của Mỹ ở mức 17,265 triệu thùng/ngày, giảm 0,815 triệu thùng/ngày so với tuần trước đó, xem xét nhập khẩu dầu thô ròng, ở mức 2,55 triệu thùng/ngày và hoạt động của nhà máy lọc dầu là 14,712 triệu thùng/ngày. Số lượng giàn khoan dầu của Mỹ đảo ngược một lần nữa, và giảm 3 giàn khoan xuống còn tổng cộng 180 giàn khoan, trong khi sản lượng dầu tăng 0,1 triệu thùng/ngày đạt 10,8 triệu thùng/ngày.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM