Nhu cầu toàn cầu về dầu và quặng sắt đang giảm do dịch virus corona gây ra đã đưa hoạt động công nghiệp ở Trung Quốc là trung tâm sản xuất của thế giới đi vào bế tắc.
Trong báo cáo mới nhất công bố tháng 2/2020, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã hạ dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu quý I/2020, theo đó sẽ giảm 435.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước, đây là lần giảm đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua.
Về tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2020, IEA cũng hạ 365.000 thùng/ngày so với con số đưa ra vào tháng 1/2020, xuống còn 825.000 thùng/ngày.
Báo cáo mới nhất cho biết, Trung Quốc chiếm 14% nhu cầu dầu trên toàn thế giới. Dịch bệnh do virus corona buộc Trung Quốc phải kéo dài thời gian nghỉ sau Tết cổ truyền, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhu cầu dầu toàn cầu.
Sự bùng phát của dịch Covid-19 có thể sẽ làm suy yếu nhu cầu dầu toàn cầu giảm 1,1 triệu thùng/ ngày (tương đương hơn 1%) trong quý đầu tiên và 345.000 thùng trong quý hai của năm 2020.
Trong thời gian này Trung Quốc và nhiều nước khác bị tạm hoãn rất nhiều chuyến bay. Giá nhiên liệu máy bay của Singapore - tham chiếu cho thị trường châu Á - cuối tháng 2/2020 giao dịch ở mức khoảng 65 USD/thùng, thấp hơn10% so với trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào cuối tháng 1 và thấp nhất trong khoảng hai năm rưỡi.
Hợp đồng dầu thô kỳ hạn tương lai cuối tháng 2/2020 giao dịch quanh mức 52 USSD/thùng tại New York, giảm hơn 20% so với đầu tháng, mức giảm thấp nhất trong một năm qua khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran chưa chấm dứt.
Các nước sản xuất dầu mỏ đều có chung một mối lo ngại. Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hôm 12/2 đã hạ dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020 xuống 990.000 thùng/ngày, giảm 230.000 thùng so với dự báo tháng 1. Việc cắt giảm được đưa ra sau khi OPEC và các đồng minh (OPEC +) có chủ trương xem xét cắt giảm sản lượng thêm 600.000 thùng/ ngày ngoài việc đã cắt giảm 1,7 triệu thùng/ngàytheo thỏa thuận hiện taiij.
Tuy nhiên, ngay cả khi Covid-19 gây ra thiệt hại nhiều hơn so với ước tính bi quan nhất, Nga vẫn không tiếp tục giảm sản lượng khai thác dầu. Điều này đến từ sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường Châu Á nơi các công ty của Nga đã chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ sang thị trường này trong những năm gần đây. Việc thiếu sự thống nhất của nhóm có thể đẩy giá xuống thấp hơn nữa.
Đối với quặng sắt, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,06 tỷ tấn vào năm 2019, chiếm khoảng 70% tổng khối lượng quặng sắt nhập khẩu trên toàn cầu.
Nhu cầu của Trung Quốc đã được dự kiến sẽ ổn định vào năm 2020, nhưng dịch bệnh virus corona đã khiến triển vọng này bị trì hoãn.
Giá quặng sắt Australia xuất khẩu tới miền Bắc Trung Quốc cuối tháng 2/2020 đã giảm xuống còn 85-90 USD / tấn, giảm 8% so với trước khi nghỉ Tết Nguyên đán. Các nhà môi giới quặng sắt đang ngày càng thận trọng bởi dự đoán sản lượng thép của Trung Quốc sẽ chậm lại.
Hãng Hunan Valin Steel cho biết nhiều đối tác kinh doanh của họ đã đóng cửa nhiều lò luyện gang thép. Điều này khiến các nhà sản xuất thép không thể quyết định quy mô cắt giảm sản xuất.
Nguôn tin: vinanet.vn